Vfu2- Forum Sinh Viên Đại Học Lâm Nghiệp - Trảng Bom - Đồng Nai
Welcome to 4rum sinh viên trường ĐH Lâm Nghiệp-Trảng Bom-Đồng Nai.
4rum đang được xây dựng và hoàn thiện nên không tránh được những sai sót và đặc biệt là thiếu tư liệu học tập mong các bạn thông cảm, chúng tôi sẽ cố gắng hoàn thiện trong thời gian sớm nhất.
p/s:để bỏ quảng cáo bạn có thể tải adblock plus www.addons.mozilla.org/vi/firefox/addon/adblock-plus/
Chúc các bạn 1 ngày vui vẻ.
Vfu2- Forum Sinh Viên Đại Học Lâm Nghiệp - Trảng Bom - Đồng Nai
Welcome to 4rum sinh viên trường ĐH Lâm Nghiệp-Trảng Bom-Đồng Nai.
4rum đang được xây dựng và hoàn thiện nên không tránh được những sai sót và đặc biệt là thiếu tư liệu học tập mong các bạn thông cảm, chúng tôi sẽ cố gắng hoàn thiện trong thời gian sớm nhất.
p/s:để bỏ quảng cáo bạn có thể tải adblock plus www.addons.mozilla.org/vi/firefox/addon/adblock-plus/
Chúc các bạn 1 ngày vui vẻ.

Vfu2- Forum Sinh Viên Đại Học Lâm Nghiệp - Trảng Bom - Đồng Nai


 
Trang ChínhPortabLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

Share
 

 Tê lưỡi, đông máu... nếm cháo độc

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 905
được cám ơn : 8
Join date : 22/10/2011
Đến từ : Trang Bom town - Trang bom district - Dong Nai province

Tê lưỡi, đông máu... nếm cháo độc Empty
Bài gửiTiêu đề: Tê lưỡi, đông máu... nếm cháo độc   Tê lưỡi, đông máu... nếm cháo độc I_icon_minitimeSun Mar 10, 2013 6:35 pm

Tê lưỡi, đông máu... nếm cháo độc

Bởi Theo KT | Vef.vn


Muốn biết cháo ấu tẩu ăn được hay chưa thì chỉ có một cách duy
nhất là nếm cháo. Khoảng vài phút sau khi nếm cháo, nếu cảm nhận đầu
lưỡi tê cứng, máu đông cứng lại... thì có nghĩa là ấu tẩu chưa hết độc.



Ấu tẩu là loại củ độc phân bố ở các tỉnh biên giới phía Bắc, lượng
độc của củ ấu tẩu có thể làm cho người tê cứng chân tay, tắc nghẽn mạch
máu, đông máu mà chết. Tuy nhiên, dưới bàn tay chế biến của người dân
miền cao nguyên đá, loại độc dược này lại biến thành món đặc sản quý có
tác dụng chữa bệnh.

"Kỹ nghệ" nấu cháo độc

Trước khi đến Hà Giang, một anh bạn người bản địa giới thiệu: "Đã lên
Hà Giang thì phải ăn cháo ấu tẩu cho biết, nếu không thì phí mất cả
chuyến ngược miền cao nguyên đá".

Nói là đặc sản, nhưng khi đến
TP Hà Giang hỏi về món cháo ấu tẩu thì nhiều người lắc đầu bảo: "Giờ này
còn đào đâu ra cái món cháo độc đó, cả TP Hà Giang nhiều lắm thì được 3
- 4 quán còn giữ được cách chế biến loại cháo "có một không hai này"".

Lòng vòng qua mấy con phố ở Hà Giang cuối cùng chúng tôi cũng tìm được
một quán cháo ấu tẩu ở số 416 đường Nguyễn Trãi. Gặp chúng tôi, bà
Nguyễn Thị Tuyền - chủ nhân của quán cháo vội lên tiếng: "Chưa có cháo
chú ơi, muốn ăn chú phải đợi khoảng tiếng rưỡi nữa, tôi hầm ấu tẩu từ
sáng mà giờ vẫn chưa ăn được". Nói rồi bà quay vào cầm đôi đũa gắp một
miếng ấu tẩu nhỏ đưa lên miệng thổi phù phù và cắn một miếng nhỏ ăn nếm.


Bà Tuyền tiết lộ: "Thông thường cháo ấu tẩu phải nấu trong nồi
cơm điện từ 5 giờ chiều ngày hôm trước cho đến 6 giờ sáng ngày hôm sau
mới được, nếu nấu bằng bếp củi thì phải ninh với thời gian lâu hơn. Phải
nấu lâu như vậy là để khử độc tố có trong củ ấu. Muốn biết cháo ăn được
hay chưa thì chỉ có một cách duy nhất là nếm cháo. Khoảng vài phút sau
khi nếm cháo, nếu cảm nhận đầu lưỡi tê cứng, máu đông cứng lại... thì có
nghĩa là ấu tẩu chưa hết độc, nếu không thấy tê đầu lưỡi thì có nghĩa
là cháo đã được nấu xong và có thể bán cho khách ăn ngay".



Tê lưỡi, đông máu... nếm cháo độc 20130307153907_au-tau-1-mau
Bà Tuyền nếm cháo độc trước khi bán cho khách.
Theo bà Tuyền thì khi nấu cháo, tuyệt đối không được nấu vào nồi áp
suất. Nếu nấu vào nồi áp suất thì ấu tẩu sẽ nhanh nhừ nhưng lượng độc tố
có trong củ ấu lại không phân hủy được hết. Trước đây đã có người nấu
cháo theo cách này ăn và bị chết. Nếu nấu đúng cách, cháo ấu tẩu sẽ có
tác dụng giải cảm, khử độc trong cơ thể, chữa nhức mỏi lưng...
Tê lưỡi, đông máu... nếm cháo độc 20130307153907_au-tau-2-mau
Đã nhiều lần bà Tuyền bị trúng độc vì nếm cháo ấu tẩu.
Đặc sản cháo độc

Đợi cho nồi cháo chín hẳn,
bà Tuyền xúc cháo ra bát cho chúng tôi cùng những thực khách trong quán
ăn. Những người đến quán bà Tuyền ăn cháo chủ yếu là cánh lái xe tải
đường dài, khách du lịch từ khắp các tỉnh thành trong cả nước và cả du
khách Trung Quốc...

Thấy nhiều người xì xụp ăn cháo nhưng chúng
tôi vẫn còn e ngại vì sợ ngộ độc ấu tẩu, bà Tuyền cầm một muôi cháo đưa
lên miệng húp một hơi cạn sạch rồi hỉ hả khoe: "Tôi nấu cháo rất kỹ, tôi
đã nếm trước khi bán cho các chú, nếu có độc thì tôi đã bị trước các
chú rồi. Ở cái đất Hà Giang này, các chú cứ đi tất cả các quán, nếu thấy
có ai thử độc trong cháo trước khi bán cho khách như tôi thì tôi đãi
không các chú mười bữa cháo ấu tẩu".

Bà Tuyền cho biết: "Cháo ấu
tẩu được bà con dân tộc H'Mông dùng làm thuốc giải cảm, rồi nấu cháo để
ăn, vừa no lại vừa chữa được bệnh. Về sau nhiều người đã học được cách
nấu cháo ấu tẩu dinh dưỡng bằng cách hầm với móng giò lợn, gà... Trước
đây cháo ấu tẩu được người dân ở nhiều nơi nấu ăn, nhưng vì ấu tẩu là
loại củ độc nên nhiều người không cẩn thận trong khi chế biến đã bị
trúng độc, có trường hợp còn bị chết do ăn cháo...".

Bà Tuyền
lấy một túi nhỏ đựng củ ấu tẩu sống ra cho chúng tôi xem và bảo: "Chỉ có
7kg ấu tẩu thôi mà tôi phải gọi điện đặt trước người dân trên huyện
Đồng Văn, Mèo Vạc cách đây hơn một tuần".



Tê lưỡi, đông máu... nếm cháo độc 20130307153907_au-tau-3-ma
Cận cảnh củ ấu tẩu.
Theo bà Tuyền thì củ ấu tẩu đang hiếm dần vì bị người dân khai thác quá
mức để bán cho các cửa hàng chuyên làm món cháo ấu tẩu hoặc bán sang
Trung Quốc để làm dược liệu. Chính vì thế mà khi muốn ăn cháo ấu tẩu, bà
phải gọi điện trước một tuần đến một số đầu mối chuyên đi thu mua củ ấu
ở Mèo Vạc, Đồng Văn, Bắc Mê... để họ thu gom.

Khi khách du lịch
ở những nơi xa như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương... có nhu cầu mua cháo
thì phải gọi điện báo trước khoảng 1 tuần để bà Tuyền chuẩn bị nguyên
liệu, sau đó bà sẽ nấu thành cháo rồi cho vào cặp lồng hoặc thùng nhựa
gửi xe khách đi các nơi. Trước khi ăn, khách hàng phải tự đun sôi lại
cháo để phát huy công dụng giải cảm của củ ấu tẩu.
Nếu không may có
người trúng độc do ăn cháo ấu tẩu thì cần phải tẩm quất, mát xa ngay để
giải độc. Trong khi tẩm quất nếu giác hơi được cho nạn nhân được thì
càng tốt nhằm loại thải độc tố có trong cơ thể của nạn nhân. Đây là cách
giải độc duy nhất khi bị trúng độc củ ấu tẩu.

Bà Tuyền khoe:
"Hơn chục năm làm công việc nấu cháo ấu tẩu, chưa một thực khách nào bị
trúng độc bởi vì trước khi cho bán cháo cho khách ăn tôi đều phải thử.
Chính vì phải làm "chuột bạch" để thử độc trong cháo trước khi bán cho
khách nên đã mấy lần tôi bị trúng độc ấu tẩu. Lúc đó may mắn là có đứa
con gái ở nhà nên tẩm quất kịp thời, nếu không thì tôi đã chết từ lâu
rồi".

Mặc dù nhiều lần suýt chết vì trúng độc ấu tẩu, nhưng bà
Tuyền vẫn khẳng định là sẽ tiếp tục duy trì công việc nấu cháo ấu tẩu và
truyền dạy lại cho con, cháu trong nhà, vì đó là nét văn hóa của cao
nguyên đá mà không nơi nào có được.
"Ấu tẩu là một loại củ chỉ
mọc ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Khác với củ ấu dưới miền xuôi, củ ấu
tẩu có vỏ cứng, mầu đen, củ ấu tẩu có chứa độc tố có thể gây chết
người", bà Tuyền cho biết.
Về Đầu Trang Go down
https://vfu2.forum-viet.com
 

Tê lưỡi, đông máu... nếm cháo độc

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Chọn kiểu gõ : Tắt VNI Telex Viqr Tổng hợp
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Vfu2- Forum Sinh Viên Đại Học Lâm Nghiệp - Trảng Bom - Đồng Nai :: Y Học Thưởng Thức :: Y học cổ truyền - hiện đại :: Thông tin Y học cập nhập-