Vfu2- Forum Sinh Viên Đại Học Lâm Nghiệp - Trảng Bom - Đồng Nai
Welcome to 4rum sinh viên trường ĐH Lâm Nghiệp-Trảng Bom-Đồng Nai.
4rum đang được xây dựng và hoàn thiện nên không tránh được những sai sót và đặc biệt là thiếu tư liệu học tập mong các bạn thông cảm, chúng tôi sẽ cố gắng hoàn thiện trong thời gian sớm nhất.
p/s:để bỏ quảng cáo bạn có thể tải adblock plus www.addons.mozilla.org/vi/firefox/addon/adblock-plus/
Chúc các bạn 1 ngày vui vẻ.
Vfu2- Forum Sinh Viên Đại Học Lâm Nghiệp - Trảng Bom - Đồng Nai
Welcome to 4rum sinh viên trường ĐH Lâm Nghiệp-Trảng Bom-Đồng Nai.
4rum đang được xây dựng và hoàn thiện nên không tránh được những sai sót và đặc biệt là thiếu tư liệu học tập mong các bạn thông cảm, chúng tôi sẽ cố gắng hoàn thiện trong thời gian sớm nhất.
p/s:để bỏ quảng cáo bạn có thể tải adblock plus www.addons.mozilla.org/vi/firefox/addon/adblock-plus/
Chúc các bạn 1 ngày vui vẻ.

Vfu2- Forum Sinh Viên Đại Học Lâm Nghiệp - Trảng Bom - Đồng Nai


 
Trang ChínhPortabLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

Share
 

 Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 905
được cám ơn : 8
Join date : 22/10/2011
Đến từ : Trang Bom town - Trang bom district - Dong Nai province

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ  Empty
Bài gửiTiêu đề: Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ    Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ  I_icon_minitimeMon Sep 17, 2012 10:58 pm



Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ









Cân
bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc
của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất
khử, chúng trở thành đỏ.


Phát hiện cách “nhuộm màu” những con chuồn chuồn vốn quen thuộc với mỗi đứa trẻ nông thôn này được các nhà khoa học Nhật phát hiện và đăng trên Tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences.

Nhiều loài động vật dùng những màu sắc
rực rỡ để trang trí cho cơ thể, để nguỵ trang hoặc dọa dẫm kẻ thù, để
quyến rũ các cá thể khác giới trong mùa sinh sản và các mục đích khác
nữa. Các côn trùng độc dùng màu sắc sặc sỡ để phát tín hiệu cảnh báo kẻ
săn mồi, chim và thú thường trổ mã thành rất đẹp trong thời gian cặp
đôi.

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ  Chuonchuon

Nhóm các nhà sinh học do Tiến sĩ Ryo
Futahashi, Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến quốc gia (AIST) tại
thành phố Tsukuba (Nhật Bản) đứng đầu đã nghiên cứu những sắc tố chiết
từ bụng một số chuồn chuồn châu Á có màu đỏ, có tên khoa học là Crocothemis servilia, Sympetrum darwinianum Sympetrum frequens.

Các nhà khoa học cho biết những loài
chuồn chuồn này dùng màu sắc phát tín hiệu về sự trưởng thành giới tính
của mình. Con trưởng thành có màu đỏ và con chưa trưởng thành - màu
vàng.

Ông Futahashi và các đồng nghiệp so sánh
thành phần hoá học của chất màu chiết từ tế bào sắc tố của những con
chuồn chuồn đực đã và chưa trưởng thành và tìm ra cơ chế làm chúng thay
đổi màu sắc.

Họ nhận thấy cả hai loại đều có chung một sắc tố gọi là xanthomatin
trong tế bào có màu đỏ và vàng. Sự thay đổi màu của chất này phụ thuộc
vào cân bằng hoá học của môi trường chứa các phân tử chất màu đó.

Khi có chất oxi hoá mạnh, chẳng hạn
natri nitrit, xanthomatin từ đỏ chuyển thành vàng, nhưng khi thêm một
chất khử, ví dụ axit ascorbic, chúng lại trở thành màu vàng nâu ban đầu.

Các tác giả đã kiểm tra những kết luận
của mình trên những con chuồn chuồn sống bằng cách thêm một lượng nhỏ
axit ascorbic vào bụng cả 2 loại chuồn chuồn đực nói trên. Quả nhiên chỉ
sau vài giờ những con chuồn chuồn đó đều có màu đỏ tươi - được khẳng
định bằng phân tích hoá học.

Sau đó các nhà khoa học thử đánh lừa bọn
chuồn chuồn cái bằng cách đưa chất natri nitrit vào bụng những con
chuồn chuồn đực, biến chúng thành “vị thành niên” xem những con chuồn chuồn cái có “trông gà hoá cuốc” không. Một lần nữa họ lại ngạc nhiên vì chất oxi hoá chỉ có hiệu lực một phần.

Chuồn chuồn đực không vàng lại như xưa
mà chỉ lốm đốm vàng. Ngoài ra, hoá chất ấy có hại đối với chúng. Nó làm
các tế bào bị huỷ hoại và chúng cũng chết theo.

Futahashi và đồng nghiệp cho biết cơ chế
biến đổi màu này còn đặc trưng cho cả những côn trùng khác nữa, ví dụ
cánh của bướm Mặt trời (Heliconius) và mắt ruồi đục quả (Drosophila
melanogaster).






Theo Vietnamnet
Về Đầu Trang Go down
https://vfu2.forum-viet.com
 

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Chọn kiểu gõ : Tắt VNI Telex Viqr Tổng hợp
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Vfu2- Forum Sinh Viên Đại Học Lâm Nghiệp - Trảng Bom - Đồng Nai :: Khám Phá Cuộc Sống :: CHUYỆN LẠ - BẠN CÓ BIẾT-