Vfu2- Forum Sinh Viên Đại Học Lâm Nghiệp - Trảng Bom - Đồng Nai
Welcome to 4rum sinh viên trường ĐH Lâm Nghiệp-Trảng Bom-Đồng Nai.
4rum đang được xây dựng và hoàn thiện nên không tránh được những sai sót và đặc biệt là thiếu tư liệu học tập mong các bạn thông cảm, chúng tôi sẽ cố gắng hoàn thiện trong thời gian sớm nhất.
p/s:để bỏ quảng cáo bạn có thể tải adblock plus www.addons.mozilla.org/vi/firefox/addon/adblock-plus/
Chúc các bạn 1 ngày vui vẻ.
Vfu2- Forum Sinh Viên Đại Học Lâm Nghiệp - Trảng Bom - Đồng Nai
Welcome to 4rum sinh viên trường ĐH Lâm Nghiệp-Trảng Bom-Đồng Nai.
4rum đang được xây dựng và hoàn thiện nên không tránh được những sai sót và đặc biệt là thiếu tư liệu học tập mong các bạn thông cảm, chúng tôi sẽ cố gắng hoàn thiện trong thời gian sớm nhất.
p/s:để bỏ quảng cáo bạn có thể tải adblock plus www.addons.mozilla.org/vi/firefox/addon/adblock-plus/
Chúc các bạn 1 ngày vui vẻ.

Vfu2- Forum Sinh Viên Đại Học Lâm Nghiệp - Trảng Bom - Đồng Nai


 
Trang ChínhPortabLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

Share
 

 Tiềm lực quân sự Việt Nam, đồn đại và thực tế từ năm 2011và dự kiến tới năm 2017

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 905
được cám ơn : 8
Join date : 22/10/2011
Đến từ : Trang Bom town - Trang bom district - Dong Nai province

Tiềm lực quân sự Việt Nam, đồn đại và thực tế từ năm 2011và dự kiến tới năm 2017 Empty
Bài gửiTiêu đề: Tiềm lực quân sự Việt Nam, đồn đại và thực tế từ năm 2011và dự kiến tới năm 2017   Tiềm lực quân sự Việt Nam, đồn đại và thực tế từ năm 2011và dự kiến tới năm 2017 I_icon_minitimeSat Oct 29, 2011 11:27 pm

Tiềm lực quân sự Việt Nam, đồn đại và thực tế

Kỷ niệm 30/4 - Tiềm lực quân sự Việt Nam hiện nay như thế nào.

Tiềm Lực quân sự Việt NAm năm 2010

VN cũng đã đặt mua số lượng SU 30 hiên đại có khả năng không chiến và oanh ích mục tiêu, SU 30 hoàn toàn có thể bay đến Hoàng Sa cho một vài quả rồi bay về. Số lượng SU 30 ở trên hiện VN nhận chưa đủ, có thể đến 2010 sẽ nhận đủ, giá SU 30 là 25 tr dolar một chiếc, khá là rẻ để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam.



SU - 30
Tiềm lực quân sự Việt Nam, đồn đại và thực tế từ năm 2011và dự kiến tới năm 2017 1249171819-51rcfb3vpgl


Su 22 M4 cũng đã được đặt mua tăng thêm khả năng tuần tiểu trên không của Việt Nam


Trước khi cung cấp những thông tin về tiềm lực quân sự tôi sẽ điểm một vài mốc về chiến tranh, tình hình biên giới và xung đột vũ trang của nước ta trong khoảng 3 thập niên trở về đây để các bạn thấy rằng nguy cơ chiến tranh vẫn đang đe dọa Việt Nam từng ngày, từng giờ!

Sau đây là một vài thông tin :
+ Năm 1974: Trung Quốc chiếm toàn bộ Hoàng Sa. Cuộc chiến 1974 là với hải quân Việt Nam Cộng Hòa ở Hoàng Sa.
+ Năm 1979: Chiến tranh biến giới Tây Nam Campuchia và chiến tranh biên giới Phía Bắc với Trung Quốc.
+ Năm 1984: Cuộc đụng độ giữa ta và Trung Quốc tranh giành vùng cao điểm Núi Đất ở biện giới phía bắc.
+ Năm 1988: Cuộc đụng độ giữa hải quân ta và hải quân Trung Quốc ở Trường Sa kết quả Trung Quốc chiếm được 6 đơn vị ở Trường Sa, ta giữ được 22 đơn vị hoàn thành nhiệm vụ giữ vững được tuyến đường vận chuyển tiếp tế cho hải quân ở Trường Sa. Hình ảnh cảm động nhất là tàu HQ 505 chở lương thực tiếp tế cho Trường Sa khi bị trúng đạn đã chạy ủi lên đảo Colin đễ giữ đảo và khẳng định chủ quyền của Viêt Nam.
+ Từ năm 1988 đến nay những vụ đụng độ nhỏ lẻ ở Trường Sa vẫn liên tục xảy ra tuy là các phương tiên báo chí không nhắc đến. Cụ thể là vụ không kích của không quân Philipin ngăn Trung Quốc bành trướng và xây dựng căn cứ ở Trường Sa. Một vụ ta đụng độ của ta với tàu cá của Philipin để giữ chủ quyền.

Sau đây là thông tin về quân số và vũ khí của Việt Nam các loại đến năm 2008, số liệu được tổng kết từ nhiều nguồn nên khá trung thực. Các loại vũ khí đã xuất hiện và được đem ra huấn luyện ở Việt Nam nên các bạn có thể tin được.


Tiềm lực Quân sự Việt Nam năm 2010:

1. Lục quân:

- 412.000 bộ binh, với 3-4 triệu dự bị. 3 vạn hải quân và 3 vạn không quân. VN có quân số được xem là lớn nhất Đông Nam Á, quân đội kỷ luật có tinh thần chiến đấu cao, anh dũng trong chiến tranh. Quân số xếp hàng 14 thế giới.


Quân đội Việt Nam

- Tanks: 2235 (45 T-34, 850 T-54/55, 70 T-62, 350 Type-59-tương đương T-55, 300 PT-76, 320 Type 62/63, 300 T-72M1M tương đương với M1A2).
Số liệu về T-72 không rõ thế nào, nếu có rồi thì ta có 150 chiếc thôi, vẫn chưa thấy đem ra huấn luyện trong các Binh đoàn Thiết giáp ở Việt Nam. T-72 phù hợp với hoàn cảnh kinh tế ở Việt Nam, mẫu cải tiến của T-72 là T-90. Cũng nói thêm Trung Quốc tuy diện tích gấp nhiều lần ta nhưng số thiết giáp xa cũng chỉ gấp 3 ta thôi, điều này chứng tỏ số xe của ta cũng khá nhiếu đấy, hiện đại nhất bây giờ là T-96 ... VN đã hiện đại hóa T-55 với khả năng định vị Laser trang bị thêm vũ khí và động cơ, sensor, hệ thống liên lạc digital, hệ thống tự chữa cháy trên xe.


Tiềm lực quân sự Việt Nam, đồn đại và thực tế từ năm 2011và dự kiến tới năm 2017 T55

T-55

- Xe bọc thép: 1780 (1100 BTR, 80 YW-531, 100BRDM, 300 BMP, 200 M113). Chủ yếu là các xe chở binh (Thiết vận xa), xe lội nước, xe công binh thu được từ Việt Nam Cộng Hòa. Đáng nói nhất là M113.

Tiềm lực quân sự Việt Nam, đồn đại và thực tế từ năm 2011và dự kiến tới năm 2017 M113

M113

- Pháo: 2300 các loại, trong đó có M-46 130mm, M114 155mm, 2S3 152mm, M107 175mm, cùng 700 dàn hỏa tiễn BM-14/17/21. Chủ yếu có mấy loại đáng nói như "Vua chiến trường" M107, các loại pháo tự hành, hỏa tiễn.


M -114

- Anti-tank missiles: AT-3 Sagger. Không dùng B40, B41 nữa vì xe Tank bây giờ giáp dày hơn nên các loại này không ăn thua nữa, dùng bắn bộ binh, xe công binh thì được.

Tiềm lực quân sự Việt Nam, đồn đại và thực tế từ năm 2011và dự kiến tới năm 2017 AT-3Sagger
AT-3 Sagger

- Tên lửa chiến thuật: Scud B/C. Cái này là đáng chú ý nhất, loại này ta mua của Bắc Triều Tiên, tầm bắn là 350 - 450km, nghe nói Việt Nam đã cải tiến tầm bắn lên 500km đủ sức vươn tới Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là tên lức đất đối đất tiền thân của tên lửa hành trình.

Tiềm lực quân sự Việt Nam, đồn đại và thực tế từ năm 2011và dự kiến tới năm 2017 01015283-scud-b_001b

Scud B


2. Hải quân:

- Tàu tuần tiễu: 30 (1 Type 124A corvette, 8 Osa II,4 Tarantul,5 BPS-500, vừa mua 2 Molnya và đang đóng thêm 20 chiếc nữa )
- OPVs: 5 Petya corvettes, 10 torpedo craft
- Minehunters/sweepers: 10 (Soviet and PRC)
- LTSs: 6
- Tàu ngầm: 2 Yugo của Triều Tiên(midget submarines). Có thể có 1 số Kilo mua bí mật
- On order: BPS 500 missile boats(with SSN-25 anti-ship missiles)

[imghttps://2img.net/h/i4.photobucket.com/albums/y145/kiengiang/Truong%20Sa/TarantulHQ376chienhamtenluahiendain.jpg[/img]

Tarantul 1

Nói về Hải quân thì phải nói đến ngành công nghiệp đóng tàu mà cái tên thân yêu là Vinashin và Bason. Vinashin chuyên đóng tàu du lịch và vận tài, cứu hộ, hiện giờ Viêt Nam đã có khả năng đóng tàu 100 ngàn tấn, và đang nâng cấp để đóng tàu siêu trọng tải loại 400 ngàn tấn. Bason đóng tàu quân sự trong các dự án chuyển giao công nghệ, bản vẽ đóng tàu chiến của Nga cho Việt Nam. trong đó có BPS-500 và Molnya.

Hiên đang mua thêm 2 Gepard là loại tàu chiến có khả năng tàng hình, săn tàu ngầm và chống hạm, cũng nói luôn là Molnya, BPS-500 cũng có khả năng chống hạm nhờ mang tên lửa hải đối hải URAN của Nga, khả năng săn ngầm là nhờ cảm biến siêu âm (sonar) thả dưới nước thu phát tín hiệu siêu âm và dò tiếng động cơ và chuyển đông của tàu ngầm sau đó bắn ngư lôi để tiêu diệt tàu ngầm. Gepard chở trên nó 1 trực thăng Ka để săn ngầm từ xa.


Tiềm lực quân sự Việt Nam, đồn đại và thực tế từ năm 2011và dự kiến tới năm 2017 29121219942f8b9a8ff3o

BPS- 500

Hải quân Việt Nam đang hiện đại hóa dần dần về số lượng và chất lượng qua các cuộc tập trận chung với hải quân Ấn Độ, VN đã đặt mua 5000 thiết bị từ Ấn Độ để tu trang cho lớp tàu Petya vốn đã củ và lạc hậu. VN chú trọng đầu tư vào các tàu chiến nhỏ, cao tốc, mang tên lửa chống hạm đảm bảo kiểm soát 1000 km vùng lãnh hải.

Tiềm lực quân sự Việt Nam, đồn đại và thực tế từ năm 2011và dự kiến tới năm 2017 USS_Oriole_%28MHC-55%29

Minehunters

Hiện VN đã có 2 tàu ngầm loại nhỏ Yugo mua từ Bắc Triều Tiên, tên gọi theo tiếng Hàn là Young O. Đây là loại tàu ngầm tuần tiểu chạy bằng Diesel, độ giản nước là 120 tấn tức là trọng tải của tàu. Tàu ngầm Kilo giá 500tr dolar không thấy nhắc đến nhiều thì chắc là chưa có, vì vận hành loại tàu này cần kinh nghiệm và tổ hợp thủy thủ đoàn lớn. Iran cũng đã có 2 chiếc Kilo.

Tiềm lực quân sự Việt Nam, đồn đại và thực tế từ năm 2011và dự kiến tới năm 2017 Kilo-1

Kilo

(Còn tiếp)

theo: http://www.trieudo.com/thao/61774-ky...y-nhu-nao.html[img][/img]
Về Đầu Trang Go down
https://vfu2.forum-viet.com
Admin
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 905
được cám ơn : 8
Join date : 22/10/2011
Đến từ : Trang Bom town - Trang bom district - Dong Nai province

Tiềm lực quân sự Việt Nam, đồn đại và thực tế từ năm 2011và dự kiến tới năm 2017 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tiềm lực quân sự Việt Nam, đồn đại và thực tế từ năm 2011và dự kiến tới năm 2017   Tiềm lực quân sự Việt Nam, đồn đại và thực tế từ năm 2011và dự kiến tới năm 2017 I_icon_minitimeSat Oct 29, 2011 11:31 pm

Thông tin trên quote từ bên diễn đàn ttvnol của thành viên Triumf, 1 người rất có uy tín trên các diễn đàn về quân sự tại VN và hiện cũng đang công tác trong BQP


[quote-Triumf viết lúc 12:05 ngày 16/12/2009-]
[br]Như vậy là niềm ao ước bấy lâu của anh em trên TTVNOL đã thành hiện thực khi TTg Nguyễn Tấn Dũng đã chính thức ký các hợp đồng mua sắm vũ khí quan trong:
- 4 Kilo-636M (Club-S) và option thêm 2 chiếc nữa, không loại trừ 2 chiếc đó sẽ là tàu ngầm tiến công thế hệ mới Amur-165 cũng mang tên lửa Club-S
- 12 Su-30MV (thêm vào 8 chiếc đã mua hồi đầu năm 2009). Sở dĩ gọi là Su-30MV vì cấu hình sẽ khác và cao hơn so với 4 chiếc Su-30MK2V mua đợt đầu, tất nhiên là giá sẽ đắt hơn, khoảng 50 triệu USD/chiếc so với 30 triệu USD.
- 24 Mi-171-V5.

Dự kiến trong những năm tới, Việt Nam sẽ nhận:
2010: 2 Gepard 3.9 (Uran-E), , 2 Svetlyak, 8 Su-30MV, 4 CASA-212, 2 Ka-28 ASW, 48 T-54MV, 24 BMP-1M, 60 Igla-S
2011: 2 Svetlyak, 8 Su-30MV, 8 Mi-171-V5, 4 Ka-28 ASW, 120 Igla-S, 4 Vostock-D radar, 72 T-54MV, 48 BMP-1M.
2012: 1 Kilo-636M (Club-S), 1 Gepard 3.9, (Uran-E), 2 Svetlyak, 2 Molniya (Uran-E), 4 Su-30MV, 8 Mi-171-V5, 4 EC-225, 6 Ka-28 ASW, 120 Igla-S, 4 Vostock-D radar, 72 T-54MV, 72 BMP-1M, 24 BMP-2M, 6/48 AT-14 Kornet-E
2013: 1 Kilo-636M (Club-S), 1 Gepard 3.9 (Uran-E), 2 Svetlyak, 2 Molniya (Uran-E), 2 S-300VM (Antey-2500), 120 Igla-S, 8 Mi-171-V5, 8 EC-225, 2 GAMMA-DE radar, 72 T-54MV, 72 BMP-1M, 48 BMP-2M, 18/144 AT-14 Kornet-E
2014: 1 Kilo-636M (lub-S), 2 Gepard 3.9 (Uran-E), 2 Svetlyak, 2 Molniya (Uran-E), 2 IL-112V, 8 Buk-M2, 120 Igla-S, 72 T-54MV, 72 BMP-1M, 72 BMP-2M, 24/288 AT-14 Kornet-E
2015: 1 Kilo-636M(Club-S), 1 FFG-4000t (Club-N), 2 Molniya (Brahmos), 4 MiG-35, 4 Mi-38, 8 IL-112V, 8 Buk-M2, 120 Igla-S
2016: 1 Amur-1650 (Club-S), 1 FFG-4000t (Club-N), 2 Molniya (Brahmos), 8 MiG-35, 4/2 Su-35MV/UMV, 8 Ka-52 (Mi-28NV), 8 Mi-38, 6 Il-112V
2017: 1 Amur-1650 (Club-S), 1 FFG-4000t (Club-N), 2 Molniya (Brahmos), 12 MiG-35, 8/2 Su-35MV/UMV, 8 Ka-52 (Mi-28NV), 12 Mi-38, 6 IL-112V

Hy vọng tất cả đều thành sự thực.




Còn bên dưới đây là 2 đoạn Clip do Đài TH VN quay và phát trên kên VTV1 về tiềm lực quân sự Việt Nam hiện tại

Nguyên văn bởi truongtoan
2009 Vietnamese Military Review

Part 1



Part 2


Đây, em xin thanksờkiu bác fitter(bên ttvnol) đã thu lại cho anh em xem.
Cực hay luôn
Về Đầu Trang Go down
https://vfu2.forum-viet.com
tusaudoi
Thanh viên năng động
Thanh viên năng động
tusaudoi

Tổng số bài gửi : 52
được cám ơn : 5
Join date : 22/10/2011

Tiềm lực quân sự Việt Nam, đồn đại và thực tế từ năm 2011và dự kiến tới năm 2017 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tiềm lực quân sự Việt Nam, đồn đại và thực tế từ năm 2011và dự kiến tới năm 2017   Tiềm lực quân sự Việt Nam, đồn đại và thực tế từ năm 2011và dự kiến tới năm 2017 I_icon_minitimeSat Oct 29, 2011 11:44 pm

Tiềm lực quân sự Việt Nam, đồn đại và thực tế từ năm 2011và dự kiến tới năm 2017 ?sesid=cVRoajRaSWNXN2E3Z3E2VmxFMXp5cEc4Uy9FWC9DeFJsdi90UGx1TDVhS01lLzdKbkRCemZPVjZBc3A2T1l2bnB1SmRXZnNoenBPVXVtaVgyeFgwZkEzUUtSST0=
(BBC, Vietnamdefence, RIA Novosti, RFI, Báo Mới, Vnexpress, VOA, Wikipedia...)
Tổng quân số: Việt Nam luôn giử bí mật quân số của quân đội nên không ai biết Quân Đội Nhân Dân Việt Nam ( QĐNDVN ) có bao nhiêu quân số, Trang SLDinfo của Mỹ nói khoảng 500.000 quân. Nhiều chuyên gia công nhận QĐNDVN là 1 trong 10 quân đội lớn nhất thế giới. Các nguồn khác như Đài phát thanh quốc tế Pháp, Đài tiếng nói Hoa Kỳ,.. nói khoảng 300.000 đến 350.000. Tuy nhiên, trong thời đại vũ khí công nghệ cao thì quân số không quan trọng bằng khả năng chiến đấu. Chẵng hạn, quân đội Anh đứng thứ 28 thế giới về quân số nhưng không ai nói họ yếu hơn QĐNDVN.
Xem thêm trên Wikipedia
Không Quân:
- Su-30MK2:
Tiềm lực quân sự Việt Nam, đồn đại và thực tế từ năm 2011và dự kiến tới năm 2017 Su-30mk2
Su-30MK2
Su 30MK2 là máy bay tiêm kích đa năng 2 chỗ ngồi, là một trong các biến thể cải tiến, thuộc họ máy bay Su-27 nổi tiếng của Viện Thiết kế OKB Sukhoiи. Su-30MK2 được dùng để giành ưu thế trên không, tiêu diệt mục tiêu mặt nước và mặt đất bằng vũ khí chính xác cao, trinh sát trên chiến trường đất liền và trên biển...
Su 30MK2 chở được 8.000 kg vũ khí, đạn dược. Trên thân và cánh máy bay có 12 bệ gắn, 10 trong số đó dùng để cài đặt đến 10 trái tên lửa. Trong trường hợp không chiến, Su 30MK2 sẽ sử dụng những tên lửa nhỏ điều khiển bằng sóng từ cũng như các đầu đạn tự động R-27R1, R-27RE, R27T. R-27E, RVV-AE, còn khi cận chiến có thể sử dụng tên lửa không đối không R-73 và R-73E.
Đối với các mục tiêu trên mặt đất và trên biển, Su 30MK2 sẽ sử dụng loại tên lửa chống sóng radar H-31P, hoặc tên lửa định vị bằng sóng vô tuyến, bằng tia laser H -25ML, H-29L và H-29T, tên lửa có cánh H-59M cũng như các loại bom thông thường. Đặc biệt, vũ khí tấn công mặt đất và trên biển của Su 30MK2 cực kỳ hiệu quả.


Ngoài ra, Su 30MK2 còn được trang bị tên lửa H-29TM, do Tổng công trình sư Igor Seleznev kết hợp với nhóm thiết kế hệ thống vũ khí của loại máy bay này phát triển. Đây là loại tên lửa có chế độ hoạt động hoàn toàn tự động (theo nguyên tắc “bấm nút và quên luôn”).
Với chức năng đáp ứng nhiều công năng trong tác chiến, nên Su 30MK2 được trang bị hệ thống an-ten dò tìm thế hệ mới có đường kính 1 mét. Hệ thống này cùng một lúc có thể phát hiện 10 mục tiêu trên không trong khoảng cách 100 km và ngay lập tức chọn lựa hai mục tiêu để tấn công trong khoảng cách 65 km.
Một khi phi công hạ lệnh tấn công thì trên màn hình trong khoang lái sẽ hiển thị toàn bộ quá trình này. Chế độ tự tìm diệt này thích ứng với cả ban ngày, lẫn ban đêm. Đây chính là những tính năng mà khách hàng đặt mua đánh giá cao ở Su 30MK2, bởi họ cho rằng nhờ thế mà nó có thể là đối trọng với các loại tiêm kích có tính năng tương tự của phương Tây.
Được biết, Su 30MK2 là phiên bản nâng cấp của Su 30, được tập đoàn Sukhoi phát triển từ những năm 90. Nó có khả năng mang tên lửa chống tàu, đạt tới vận tốc 2.100 km/h và tầm xa là 3.500 km.
Ngoài ra, Su 30MK2 còn được trang bị tên lửa dẫn đường, bom và container tên lửa không định hướng. MK2 thường được bán cho các nước ven biển như Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia và Venezuela.
Xem thêm Xem máy bay quân đội VN ném bom, bắn tên lửa.(http://www.socmai.tk/2011/05/xem-may-bay-quan-oi-vn-nem-bom-ban-ten.html)
- MIG 29
Tiềm lực quân sự Việt Nam, đồn đại và thực tế từ năm 2011và dự kiến tới năm 2017 300px-Mig-29_on_landing
MIG-29
Được đánh giá là dòng máy bay tiêm kích đa nhiệm hạng nhẹ, thế hệ thứ tư, MiG-29 có khả năng đạt tốc độ tối đa lên tới 2.200km/h, tầm hoạt động 1.500km. Trang bị hỏa lực chính của máy bay này là một pháo bắn nhanh 30mm và 7 móc treo vũ khí cho phép lắp bom, tên lửa và thùng dầu phụ.
Những ngày đầu, khi mới ra đời, mỗi tiết lộ hiếm hoi về MiG-29 là một sự kiện cuốn hút. Bởi lẽ MiG-29 có nhiều tính năng mới lạ, như phi công MiG-29 có hệ thống hiển thị trực tiếp, “khóa” mục tiêu từ mũ bay, MiG-29 có khả năng bay kiểu “Rắn hổ mang” trên không, tên lửa bắn từ góc rất hẹp, khiến cho đối phương thực sự hoảng sợ.
Giờ bay tới hạn của MiG–29 nguyên bản là 2.500 giờ bay. Nga hy vọng MiG–29 sẽ bay vào khoảng 100 giờ/năm. Tuy nhiên, Ấn Độ và Malaysia thường xuyên sử dụng MiG-29 của họ gấp đôi thời lượng đó. Thế là Nga kiếm được khá nhiều tiền từ việc nâng cấp MiG–29 trong gia cố thân vỏ. Không chỉ vậy, trong số các MiG-29 đã bán, nó còn mang lại nguồn lợi cho Nga khi lắp đặt thêm các thiết bị điện tử mới. Nga đang mời chào hợp đồng gia cố khung máy bay và thêm nhiều nâng cấp nữa, để nâng tuổi thọ bay lên tới 4.000 giờ.
-Các loại khác: SU-27SK, Su-27UBK, Su-24M4, Su-22UM3, DHC-6 Twin Otter 400, L-39, LCA và tiêm kích thế hệ thứ 5 (kế hạch nâng cấp đến 2018),...
Xem thêm http://vietnamdefence.com/Home/phantich/Viet-Nam-la-ung-vien-so-1-mua-tiem-kich-the-he-5-T50/20115/50503.aspx
Tên lửa:
-Shaddock:

Tiềm lực quân sự Việt Nam, đồn đại và thực tế từ năm 2011và dự kiến tới năm 2017 Shaddock-missile
ên lửa Shaddock
Việt Nam là nước duy nhất được Nga bán cho tên lửa này.
Sau khi phóng lên, tên lửa leo lên tầm cao, tăng tốc tới Mach 1.5, và bắt đầu tìm kiếm vùng phía trước với rađa tìm đuờng của nó. Hình ảnh kết quả được truyền tới tàu phóng thông qua 1 kênh TV. Khi một mục tiêu được xác định, thao tác viên trên tàu xác minh liệu có phải đó là mục tiêu mong muốn hay không(VD như hàng không mẫu hạm trong một nhóm tàu), như vậy thì, thao tác viên điều khiển tên lửa bằng cách bật hệ thống tìm đường của nó sang chế độ tự động. Kế đó, tên lửa đi xuống tầm thấp, vẫn ở tốc độ siêu âm, tên lửa được định trước sẽ chui xuống nước 10-20m trước khi tới mục tiêu và sẽ nổ dưới nước để tăng thiệt hại.
VN chỉ có phiên bản phóng từ bệ phóng (xe tải) từ đất liền nhưng với tầm bắn 460 km bao trùm hoàn toàn vịnh Bắc Bộ, đảo Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa và một phần vùng biển Trường Sa. Không rõ hiện Việt Nam đang có bao nhiêu quả Shaddock nhưng theo bài viết 'Việt Nam đe dọa Trung Quốc bằng tên lửa siêu âm' trên mạng internet của Trung Quốc thì Việt Nam đã đang nghiên cứu cải tiến loại tên lửa này để nâng tầm bắn lên 550 km, đầu đạn nặng 1 tấn và có tốc độ 2,5 lần vận tốc âm thanh.
-Hệ thống tên lửa Bastion:
Tiềm lực quân sự Việt Nam, đồn đại và thực tế từ năm 2011và dự kiến tới năm 2017 Ten-lua-bastion
Tên lửa Bastion
Đây là "vũ khí" giúp hầu hết các quốc gia có bờ biển dài và nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào biển nhưng không có khả năng tài chính, trình độ khoa học để xây dựng một hạm đội mạnh cho riêng mình.
Hệ thống tên lửa Bastion là giải pháp chống đỡ bất đối xứng giúp các quốc gia duyên hải bảo vệ tốt lãnh hải của mình.
Trái tim của hệ thống tên lửa đất đối hải này chính là tên lửa đối hải P-800 Yakhont. Tên lửa Yakhont có chiều dài 8,9 m, đường kính 0,71 m, với tầm bắn 300 km, với tổng khối lượng 3.000 kg, và vận tốc chiến đấu gấp 3 lần vận tốc âm thanh. Nó được thiết kế bốn cánh delta ở giữa thân và bốn cánh nhỏ hơn ở đuôi để kiểm soát đường bay. Yakhont ra đời lập tức thỏa mãn tất cả những yêu cầu đề ra của quân đội Nga về một loại tên lửa chống hạm mới: tấn công chính xác, có tốc độ siêu âm ở mọi trạng thái hành trình, có thể phóng từ hầu hết bệ phóng: từ máy bay, tàu, tàu ngầm, xe phóng trên đất liền...
Đặc biệt, đây là loại tên lửa có trí tuệ, người dùng chỉ cần “bắn rồi quên”, nghĩa là sau khi bấm nút khởi động, tên lửa sẽ tự động đi tìm mục tiêu để tiêu diệt.
Sau khi được phóng từ bệ phóng, ở khoảng cách từ 60 đến 80 km, Yakhont sẽ bật radar của nó để tìm kiếm mục tiêu. Khi tên lửa phát hiện mục tiêu và lại gần ở khoảng cách từ 25 đến 30 km, tên lửa tắt mọi liên lạc với hệ thống và chỉ sử dụng radar ở trạng thái bị động. Lúc này, một tên lửa trong cả nhóm Yakhont được phóng đi (thường là ba tên lửa) sẽ bay lên cao và bật radar của mình dẫn đường cho các tên lửa bay thấp còn lại tấn công mục tiêu.



Xem thêm http://www.socmai.tk/2011/01/ten-lua-club-k-vu-khi-chien-luoc-cua.html
Các loại tên lửa khác: Tên lửa chống tàu chiến Uran-E ( tên lửa SS-N-25 ), Tên lửa hành trình Moskit ( SS-N-22 ), Tên lửa tàng hình diệt tàu chiến Yakhont ( tên lửa SS-N-26 ), Tên lửa Brahmos ( mua từ Ấn Độ)- Xem biễu diễn Brahmos, Tên lửa phòng không S300, Tên lửa đất đối đất Scud C (Việt Nam đã cải tiến được tên lửa Scud nâng tầm bắn lên 600 đến 900 km).Ngoài ra Nga đang mời Việt Nam mua loại tên lửa đất đối đất Iskander-E (SS-26 Stone). Đây là loại tên lửa đất-đối-đất chiến thuật có độ chính xác cao nhằm vào nhiều mục tiêu trên mặt đất với tầm bắn 280 km. Iskander-E mang một đầu đạn với lượng thuốc nổ 400kg.
Nga chỉ chào bán loại tên lửa này cho một số ít những nước thân thiết với Nga ( TQ không nằm trong số đó ).
Nếu mua loại tên lửa này Việt Nam có thể dùng để phòng thủ biên giới trên bộ, tấn công lực lượng địch tập kết gần biên giới cũng như phá hủy các căn cứ hậu cần, quân sự của đối phương .
Hải Quân (VPN)
- Tàu Ngầm:
Tiềm lực quân sự Việt Nam, đồn đại và thực tế từ năm 2011và dự kiến tới năm 2017 Tau-ngam-viet-nam
+ Tàu ngầm lớp Kilo -tàu ngầm điện-diesel Projekt 636 của Việt Nam sẽ có khả năng sử dụng tên lửa hành trình 3M-14E. - sát thủ vô hình dưới biển.
Trên thực tế lực lượng tên lửa phòng thủ bờ biển của Việt Nam dư sức đánh tan về cơ bản đội tàu đổ bộ của đối phương khi chúng còn cách bờ biển Việt Nam trên 200 km và trước khi các máy bay của đối phương có thể phát hiện ra các vị trí phóng tên lửa .
Gần đây trên mạng internet của TQ có xuất hiện nhiều bài viết mang tính chất khiêu khích. ( Kế hạch tấn công Việt Nam)
Và các tàu ngầm khác có từ những năm 2000.
+ Tàu khu trục:
Tiềm lực quân sự Việt Nam, đồn đại và thực tế từ năm 2011và dự kiến tới năm 2017 Tau-khu-truc
Tàu khu trục nhỏ "Gepard 3.9" của Nga được phát triển trên nền tảng dự án tàu 11.660 của Nga. Dự án này được thành lập là nhằm để phát triển loại tàu tuần tra mới tìm kiếm cũng như theo dõi và kiểm soát bề mặt, dưới nước và các mục tiêu trên không. Hoàn thành được cả các hoạt động độc lập hay hết hợp với các hoạt động khác, tuần tra bảo vệ biên giới biển.
"Chúng tôi đã cải tiến thiết kế cho các tàu của hải quân Việt Nam bằng việc bổ sung tính năng tàng hình và trang bị thêm một số thiết bị khác trên boong tàu" - Leonid Sharapov, giám đốc Cục thiết kế Zelenodolsk cho hay.
Lục Quân
- Xe tăng:
+ Xe tăng chủ lực T-55:
Tiềm lực quân sự Việt Nam, đồn đại và thực tế từ năm 2011và dự kiến tới năm 2017 T-55-tank
T-55 kết hợp một súng tốc độ cao với một thân tăng rất cơ động, một thân ngắn và nòng rất dài. Các cải tiến so với loại T-54 gồm động cơ diesel V12 làm mát bằng nước lớn hơn với 580 sức ngựa so với 520 sức ngựa, tăng tầm hoạt động lên 500km (lên tới 715km với hai bình xăng phụ mỗi bình 200 lít). T-55 cũng có hai cái ổn định hai cánh (two-plane) chứ không chỉ có cái ổn định dọc, một lần nạp đạn cho súng chính được 43 viên thay vì chỉ 34 viên.
Tiềm lực quân sự Việt Nam, đồn đại và thực tế từ năm 2011và dự kiến tới năm 2017 BM-21
- BM-21 (tiếng Nga: БМ-21) là một loại pháo phản lực Cachiusa do Liên Xô chế tạo. Loại pháo này bao gồm một xe tải hạng nặng được trang bị một dàn phóng đạn phạn lực 40 nòng cỡ 122 mm gọi là xe chiến đấu (chữ БМ là viết tắt của боевоя машина nghĩa là xe chiến đấu). BM-21 còn có tên lóng là Град (mưa đá).
Trong Chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979, quân đội Việt Nam có 2 lữ đoàn BM-21 để chuẩn bị phản công, song chưa khai hỏa thì Trung Quốc tuyên bố rút quân.
( xem bài http://basam.info/2011/01/29/320-cu%E1%BB%99c-chi%E1%BA%BFn-d%E1%BA%ABm-mau-c%E1%BB%A7a-vi%E1%BB%87t-nam-danh-b%E1%BA%A1i-trung-qu%E1%BB%91c/ )
* Viễn Thám
Kế hoạch viễn thám phục vụ quốc phòng của Việt Nam là tuyệt mật hoặc Việt Nam chỉ ngụ ý cho đối phương ngầm hiểu rằng " Việt Nam cũng có hệ thống vệ tinh viễn thám hiện đại".
Còn nhớ kế hoạch phóng vệ tinh Vinasat 1 nhiều lần bị Trung Quốc phản đối vì họ cho rằng vệ tinh này, ngoài mục đích viễn thông cho kinh tế, nó còn phục vụ cho viễn thám quân sự đến nổi việc phóng Vinasat 1 phải hoản lại nhiều lần.
Xem video
Dự kiến vệ tinh Vinasat 2 được phóng vào năm 2012.
Xem thêm http://vnexpress.net/gl/khoa-hoc/2011/04/nam-2014-viet-nam-phong-ve-tinh-vien-tham-dau-tien
Về Đầu Trang Go down
http://www.vfu2.forum-viet.com
Admin
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 905
được cám ơn : 8
Join date : 22/10/2011
Đến từ : Trang Bom town - Trang bom district - Dong Nai province

Tiềm lực quân sự Việt Nam, đồn đại và thực tế từ năm 2011và dự kiến tới năm 2017 Empty
Bài gửiTiêu đề: Tạp chí Bộ Ngoại giao Trung Quốc đánh giá về chiến lược và sức mạnh quân sự của Việt Nam    Tiềm lực quân sự Việt Nam, đồn đại và thực tế từ năm 2011và dự kiến tới năm 2017 I_icon_minitimeSat Oct 29, 2011 11:46 pm

Theo Tạp chí “Tri thức thế giới” của Bộ Ngoại giao Trung Quốc số 15, trong những năm gần đây thực lực quân sự của Việt Nam đã được nâng lên một cách vững chắc, quân số đông và tác phong ngoan cường, xét về sức chiến đấu và sức mạnh tổng hợp đều đứng đầu các nước Đông Nam Á
Thời gian gần đây, Việt Nam có rất nhiều động thái ở Biển Đông: Vào cuối tháng 5 Việt Nam chỉ trích tàu cá Trung Quốc cắt cáp của tàu thăm dò dầu khí của họ ở Biển Đông, dân chúng Việt Nam liên tục trong nhiều tuần biểu tình chống Trung Quốc. Ngày 9/6, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố phải bảo vệ vùng biển và các đảo của Việt Nam bằng sức mạnh của toàn đảng, toàn quân và toàn dân. Ngày 13/6, Hải quân Việt Nam hai lần tổ chức diễn tập bắn đạn thật ở vùng Biển Đông, sau đó lại công bố lệnh huy động nhập ngũ. Ngày 15/7, Việt Nam và Mỹ bắt đầu tổ chức diễn tập liên hợp trong một tuần ở vùng biển gần Đà Nẵng. Để củng cố lợi ích đã có của mình ở Biển Đông, Việt Nam một mặt dựa vào sức mạnh của ASEAN và cơ hội thuận lợi Mỹ “trở lại Đông Nam Á” để đẩy mạnh ASEAN hóa và quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, mặt khác cũng thiết thực tăng cường bố trí quân sự và hiện đại hóa quân đội ở Biển Đông.
I, Thực lực quân sự đứng đầu Đông Nam Á
Những năm gần đây, thực lực quân sự của Việt Nam được nâng lên một cách vững chắc, quân số đông và tác phong ngoan cường, xét về sức chiến đấu và sức mạnh tổng hợp đều đứng đầu các nước Đông Nam Á.
Lực lượng vũ trang của Việt Nam chủ yếu bao gồm quân đội nhân dân và dân quân tự vệ, còn có cả cảnh sát biển và công an nhân dân. Quân đội nhân dân Việt Nam thành lập năm 1944, lúc đầu chỉ có 34 người, gọi là “Đội tuyên truyền giải phóng quân” Việt Nam, trải qua các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và giải phóng miền Nam, đến nay quy mô và sức mạnh chiến đấu không ngừng lớn mạnh. Theo “Sách Trắng Quốc phòng” công bố năm 2009 của Việt Nam, hiện nay lực lượng thường trực của quân đội Việt Nam (bao gồm cả bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương) có tổng cộng 450 nghìn người, lực lượng dự bị khoảng 5 triệu người. Bộ đội chủ lực là thành phần cốt cán của quân đội nhân dân Việt Nam , bao gồm lục quân, hải quân, phòng không không quân, bộ đội biên phòng.
Lục quân Việt Nam hiện chia thành 8 Quân khu, một số Quân đoàn, Sư đoàn bộ binh, Lữ đoàn tăng thiết giáp, Lữ đoàn tác chiến đặc chủng, Lữ đoàn pháo binh dã chiến, Sư đoàn công binh, Sư đoàn xây dựng kinh tế. Trang bị vũ khí chủ yếu gồm có 850 xe tăng chiến đấu chủ lực T-54/55, 300 xe tăng hạng nhẹ PT-76, 100 xe trinh sát thiết giáp BRDM-1/2, 300 xe chiến đấu bộ binh BMP-1/2, 1.100 xe thiết giáp chở quân BTR-40/50/60/152, khoảng 2.300 cỗ pháo kéo xe và một số dàn phóng tên lửa, pháo cao xạ, pháo tự hành, tên lửa chống tăng và tên lửa đất đối không.
Hải quân Việt Nam thành lập năm 1955, hiện biên chế thành 4 vùng hải quân ven biển, trang bị chủ yếu gồm hai tàu ngầm mini mua của Bắc Triều Tiên năm 1977, 6 tàu hộ vệ, 2 tàu hộ vệ hạng nhẹ “Cheetah”, 37 tàu tuần tra và một số tàu rà quét thủy lôi, tàu đổ bộ và tàu tiếp tế hậu cần.
Phòng không không quân Việt Nam thành lập năm 1963, được sáp nhập từ Bộ Tư lệnh phòng không và Cục không quân, hiện được biên chế thành một số Sư đoàn phòng không và Sư đoàn không quân, bên dưới có Trung đoàn máy bay tấn công, Trung đoàn máy bay tiêm kích, Trung đoàn máy bay vận tải, Trung đoàn pháo cao xạ, Trung đoàn rađa. Trang bị chủ yếu gồm có 140 máy bay MiG-21, 7 máy bay SU-27SK, 4 máy bay SU-30MKK, 53 máy bay SU-22, 4 máy bay chống tàu ngầm Be –12, 26 trực thăng chống tăng MiG-24, 10 trực thăng chống tàu ngầm Ka-28 và một số máy bay huấn luyện, tên lửa không đối không, không đối đất, đất đối không.
Bộ đội biên phòng Việt Nam thành lập năm 1959, có chức năng cơ bản là thực hiện quản lý biên giới quốc gia, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, bảo vệ biên giới trên bộ, hải đảo, vùng biển và trật tự an ninh ở khu vực cửa khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.
Ngoài quân đội nhân dân, dân quân tự vệ Việt Nam cũng là bộ phận cấu thành chủ yếu của lực lượng vũ trang Việt Nam. Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng vẫn ở vị trí sản xuất và công tác, thời bình là lực lượng lao động sản xuất chính, thời chiến là lực lượng chiến lược của chiến tranh nhân dân. Dân quân tự vệ chủ yếu thuộc các loại hình bộ binh, phòng không, pháo binh, công binh, trinh sát, giao thông, phòng chống hóa học, điều trị y tế và dân quân tự vệ trên biển, trong đó dân quân tự vệ trên biển mới được thành lập từ năm 2009 nhằm đối phó với những đe dọa an ninh trên biển.
Việt Nam còn có lực lượng cảnh sát biển, thành lập năm 1998. Vì thế, Việt Nam hiện nay có ba bộ phận lực lượng vũ trang trên biển là hải quân, cảnh sát biển và dân quân tự vệ biển, cho thấy Việt Nam hết sức coi trọng an ninh trên biển.
II- II, Chú trọng Biển Đông, đẩy nhanh hiện đại hóa hải quân không quân
Từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước, Việt Nam đã bắt đầu tiến trình hiện đại hóa quân đội. Sau sự kiện khủng bố ngày 11/9, nhất là từ khi Mỹ phát động cuộc chiến tranh cục bộ kỹ thuật cao đối với Irắc, Việt Nam đã ý thức được rằng hình thái chiến tranh trong tương lai sẽ có thay đổi to lớn, vũ khí trang bị truyền thống và dạng thức tác chiến truyền thống đã không thể thích hợp với yêu cầu chiến tranh trong tương lai.
Mục tiêu tổng thể trong xây dựng quân đội của Việt Nam là “Cách mạng hóa, chính quy hóa, tinh nhuệ hóa và từng bước hiện đại hóa”. Vì thế Việt Nam đã mở rộng chi phí quốc phòng, từ chỗ chú trọng xây dựng quy mô chuyển sang xây dựng chất lượng quân đội, chú trọng nguyên tắc phát triển phối hợp giữa các quân binh chủng và ưu tiên phát triển hải quân - không quân, đồng thời tiếp tục tăng cường xây dựng lực lượng dự bị như dân quân tự vệ.
Bước vào thế kỷ mới, Việt Nam đặc biệt chú trọng ảnh hưởng của tranh chấp chủ quyền và lợi ích biển ở Biển Đông đối với an ninh quốc gia. Sau Đại hội lần thứ 9 Đảng Cộng sản Việt Nam, Việt Nam bắt đầu thực hiện phương châm chiến lược “thu hẹp lục quân mở rộng hải quân”, coi việc bảo vệ lãnh thổ trên biển và tài nguyên biển là trọng tâm của chiến lược quân sự mới, tăng cường một cách có trọng điểm khu vực ven biển miền Trung Nam Bộ và bố trí binh lực ở các đảo mà Việt Nam đã chiếm, làm nổi bật nhiệm vụ xây dựng hải quân và không quân. Năm 2001, Việt Nam đã cho ra đời “Kế hoạch hiện đại hóa lực lượng vũ trang thế kỷ mới”, đề xuất thay đổi toàn diện vũ khí trang thiết bị của ba quân chủng lục quân, hải quân và không quân, trọng tâm là ưu tiên đảm bảo hiện đại hóa phòng không không quân và hải quân, đồng thời lắp đặt các loại trang thiết bị cảnh báo, trinh sát, chỉ huy, cơ động và đảm bảo cung cấp hậu cần. “Sách Trắng Quốc phòng” năm 2009 của Việt Nam cũng nhiều lần nhấn mạnh phải xây dựng quân đội hiện đại hóa có trang bị vũ khí tiên tiến, trong khi tự nghiên cứu chế tạo, liên hợp sản xuất trang thiết bị, đồng thời mua sắm khối lượng lớn vũ khí trang thiết bị tiên tiến của nước ngoài, nâng cao tính năng vũ khí trang thiết bị của bản thân, trong đó mua sắm vũ khí trang thiết bị cho hải quân và phòng không không quân đã chiếm tỉ lệ rất lớn.
Cuối năm 2003, Việt Nam đã đặt mua của Nga 4 máy bay chiến đấu SU-30MK đa tính năng. Đồng thời không quân Việt Nam đã hợp tác với Ixraen và Nga cải tiến hệ thống rađa của máy bay MiG-21, lắp đặt trên máy bay thiết bị trinh sát chụp ảnh ban đêm. Năm 2005, Việt Nam lại đặt mua hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU1 trang bị cho một số đại đội pháo binh. Không quân Việt Nam còn mua máy phản lực huấn luyện L-39C/máy bay tấn công hạng nhẹ của Séc, nhập khẩu một bộ phận máy bay luấn luyện KT-1, T-50 của Hàn Quốc và Ba Lan. Tháng 3/2005, Việt Nam và Ba Lan đã ký Hiệp định mua vũ khí trị giá 150 triệu USD, mua 12 chiếc máy bay tuần tra trên biển M-28, 4 máy bay trực thăng cứu hộ trên biển W-3RM và 8 hệ thống trinh sát trên biển MSC-400 của Ba Lan. Năm 2009, Việt Nam lại ký hiệp định với Nga, mua của Nga 12 máy bay chiến đấu đa chức năng SU-30MK2.
Để thích ứng với yêu cầu đặt ra trong tương lai, Hải quân Việt Nam đã có kế hoạch phát triển ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, hy vọng đến trước năm 2015 sẽ hoàn thành đổi mới trang thiết bị, để hải quân Việt Nam trở thành một lực lượng hải quân trên biển hiện đại có đầy đủ các binh chủng, có khả năng tác chiến cơ động và khả năng tấn công hỏa lực tầm xa tương đối mạnh, đến trước năm 2050 sẽ hình thành một lực lượng tác chiến đa chiều độc lập ở biển xa. Từ năm 1995 đến nay, Hải quân Việt Nam đã lần lượt đặt mua hơn 10 chiếc tàu chiến mang tên lửa có tên “Poisonous spider” của Nga, 12 chiếc tàu tuần tra của Thụy Điển, 2 tàu ngầm mini của Bắc Triều Tiên. Sau năm 2000, Việt Nam bắt đầu mua tàu mặt nước cỡ lớn của nước ngoài. Năm 2003, Việt Nam đã ký hiệp định trị giá 120 triệu USD với Nga, có kế hoạch mua của Nga 12 chiếc tàu chiến tốc độ cao mang tên lửa có tên “Lightning”. Việt Nam còn mua các loại tàu tấn công/tuần tra tốc độ cao của Hàn Quốc có các tên “Dolphin”/ “Wildcat”; mua của Ba Lan 4 tàu hộ vệ hạng nhẹ “Miners”, 1 tàu huấn luyện “Nick Ward”, 8 tàu tuần tra bờ biển “Pilica”, và một tàu tuần tra cỡ lớn “Aubrey Lutz” đã cải tiến. Năm 2007, Việt Nam lại mua của Nga 2 tàu hộ vệ “Cheetah” và một hệ thống tên lửa chống hạm trên bờ mới nhất để lắp ráp tên lửa hành trình chống hạm có tốc độ siêu âm "Ruby". Để khắc phục những bất cập về năng lực tác chiến dưới nước, năm 2009, Việt Nam đã ký một hợp đồng lớn với Nga, mua 6 chiếc tàu tàu ngầm lớp “KILO” chạy bằng động cơ diezen trị giá 1,8 tỉ USD, đồng thời chuẩn bị thành lập lực lượng tàu ngầm.
III- III, Tăng cường hợp tác quân sự với Mỹ-Ấn Độ là có ý đồ ở Biển Đông
Trong tiến trình thúc đẩy hiện đại hóa quân đội, Việt Nam có một biện pháp quan trọng là tích cực tăng cường quan hệ quân sự với các nước, trong đó hợp tác quân sự giữa Việt Nam với Mỹ và Ấn Độ là đặc biệt đáng quan tâm, vì đây cũng là một bộ phận của chiến lược quốc tế hóa vấn đề Biển Đông của Việt Nam, được thể hiện ở ý đồ “liên Mỹ”, “liên Ấn” để kiềm chế Trung Quốc.
Tháng 3/2000, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lúc đó là Cohen đi thăm Việt Nam, trở thành Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đầu tiên đến thăm Việt Nam sau 25 năm kết thúc Chiến tranh Việt Nam, đánh dấu việc khởi động quan hệ quân sự Việt-Mỹ. Trong nhiệm kỳ của Tổng thống Bush (con), Mỹ đã mở rộng giao lưu quân sự với Việt Nam, các chuyến thăm cấp cao giữa hai bên diễn ra liên tục, tàu quân sự hai nước thường xuyên đi thăm lẫn nhau, lại còn đi đến hiệp định hợp tác trong các lĩnh vực đào tạo ngoại ngữ, y học quân sự... Sau khi Obama lên nắm quyền, quan hệ quân sự Việt-Mỹ tiến thêm một bước mật thiết hơn. Năm 2010, Mỹ và Việt Nam lần đầu tiên tổ chức giao lưu phòng vệ cấp thứ trưởng quốc phòng, tàu sân bay USS George Washington và tàu khu trục mang tên lửa USS John S. McCain của Mỹ đến thăm Việt Nam cập cảng Đà Nẵng. Việt Nam còn diễn tập quân sự chung với Mỹ ở Biển Đông. Ngoài hy vọng được Mỹ viện trợ quân sự và đẩy nhanh hiện đại hóa quân sự, việc Việt Nam tăng cường quan hệ quân sự với Mỹ còn có một nguyên nhân rất quan trọng khác là kéo Mỹ vào, làm tăng thêm sức nặng đối đầu với Trung Quốc, quốc tế hóa vấn đề Biển Đông trong bối cảnh tranh chấp Biển Đông ngày một nổi lên rõ hơn.
Những năm gần đây, hợp tác quân sự giữa Việt Nam và Ấn Độ cũng không ngừng mở rộng. Tháng 3/2000, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Fernandez đi thăm Việt Nam, ký “Hiệp định hợp tác phòng vệ” giữa hai nước, quyết định tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực trao đổi tình báo, đóng tàu hải quân, chống cướp biển. Để thực hiện các nội dung hữu quan, tháng 10 năm đó hai nước còn tổ chức diễn tập quân sự chung ở Biển Đông. Ngoài ra, hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ về kỹ thuật công nghiệp quân sự cũng không ngừng gia tăng. Nhà máy công nghiệp quân sự Nasik của Ấn Độ đã giúp Việt Nam cải tiến khoảng 200 máy bay chiến đấu MiG-21 đang trong chế độ quân dịch. Ấn Độ còn quyết định cung cấp cho Việt Nam các bộ linh kiện dùng để kiểm tra sửa chữa máy bay chiến đấu MiG và nâng cấp máy bay chiến đấu SU-27. Cung cách Việt Nam tăng cường quan hệ quân sự với Mỹ và Ấn Độ, lôi kéo các nước lớn can thiệp tranh chấp trong vấn đề Biển Đông sẽ khiến cho vấn đề Biển Đông phức tạp thêm một bước./.

Theo Tạp chí “Tri thức thế giới” (Trung Quốc)
Về Đầu Trang Go down
https://vfu2.forum-viet.com
Sponsored content




Tiềm lực quân sự Việt Nam, đồn đại và thực tế từ năm 2011và dự kiến tới năm 2017 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tiềm lực quân sự Việt Nam, đồn đại và thực tế từ năm 2011và dự kiến tới năm 2017   Tiềm lực quân sự Việt Nam, đồn đại và thực tế từ năm 2011và dự kiến tới năm 2017 I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 

Tiềm lực quân sự Việt Nam, đồn đại và thực tế từ năm 2011và dự kiến tới năm 2017

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 Similar topics

-
» Tháng 11, Việt Nam quan sát trọn vẹn nguyệt thực nửa tối
» Những vũ khí Nga của quân đội Việt Nam
» Bức tượng quan âm lớn nhất Việt Nam từ ngọc Bắc cực
» Cát-sê của "sao" Việt được tính theo công thức nào?
» Để không nhiễm HIV khi bị kim tiêm ma túy đâm

Chọn kiểu gõ : Tắt VNI Telex Viqr Tổng hợp
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Vfu2- Forum Sinh Viên Đại Học Lâm Nghiệp - Trảng Bom - Đồng Nai :: TIN TỨC - SỰ KIỆN :: TIN KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ-