Tử thần trong hoa trái quanh ta

[You must be registered and logged in to see this link.]
SGTT.VN
- Như chúng ta đã biết, mỗi loài muốn tồn tại đều trang bị một thứ vũ
khí cho riêng mình và được di truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Thứ
vũ khí đó có thể vô hại với loài này nhưng rất lợi hại với loài khác.
Trong bài này, chúng ta cùng tìm hiểu một số loài thực vật ở nước ta có
độc tố hiểm nguy với con người.





Cây ngót nghẻo: ăn là nghẻo


Tử thần trong hoa trái quanh ta Hoa1-jpg_043125

Không chỉ ở các dãy núi cao mà ở các khu rừng ngập mặn ven biển từ Huế
đến Cà Mau cũng phân bố một loài thực vật có hoa đẹp rực rỡ nhưng có
độc tính cao: ngót nghẻo – Gloriosa superba. Đây là một loại cây sống
lâu, thân thảo dài 1 – 2m, lá hình mũi mác, đầu tận cùng bằng một tua
cuộn hình xoắn ốc quấn bám cho thân leo. Trái dạng nang hình chuỳ dài,
chứa nhiều hạt, khi chín có màu đỏ tươi. Mùa hoa vào tháng 5 – 6, mùa
quả từ tháng 6 – 8. Độc nhất ở rễ củ. Chất độc đáng lưu ý có trong cây
là colchicin, chỉ cần 5mg cho 1kg thể trọng cũng đủ gây chết rất nhanh.
Ngộ độc do ăn phải cây ngót nghẻo gây bệnh cảnh cấp tính sau 2 – 6
giờ, đau rát miệng, khát nước sau đó nôn, buồn nôn dữ dội, đau bụng và
tiêu chảy, tiêu máu nặng dẫn tới truỵ tim mạch, rối loạn tri giác, co
giật, suy hô hấp, tiểu máu, thiểu niệu. Diễn tiến xuất huyết, thiếu
máu, yếu cơ vào những ngày thứ hai, thứ ba tiếp theo. Nếu qua khỏi
thường bị rụng tóc sau 1 – 2 tuần.

Cây lá ngón: vẻ đẹp thần chết


Tử thần trong hoa trái quanh ta Hoa2-jpg_043125

Khi những cơn mưa đầu mùa đổ xuống các cánh rừng ở độ cao 200 – 2.000m,
cũng là lúc loài lá ngón Gelsemium elegans khoe sắc từng chùm hoa vàng
rực rỡ. Nhưng chỉ cần một chiếc lá mỏng manh hay chùm hoa đẹp đẽ kia
có cơ hội xâm nhập vào cơ thể các loài máu nóng, lập tức các độc tính
ancaloit sẽ gây ra triệu chứng khát nước, đau họng, chóng mặt, hoa mắt,
buồn nôn… sau đó là mỏi cơ, giảm thân nhiệt, hạ huyết áp, răng cắn
chặt, sùi bọt mép, đau bụng dữ dội, tim đập yếu, khó thở, đồng tử giãn
và chết rất nhanh do ngừng hô hấp. Mức độ độc của cây giảm theo thứ tự:
rễ, lá, hoa, quả, thân cây. Các nhà khoa học đã tìm thấy 17 đơn phân
ancaloit gây độc được chiết ra từ lá ngón.

Nước của rau má tươi nguyên cây rửa sạch và giã nát có thể giải độc lá
ngón, hoặc giã nhỏ cây rau muống lấy nước uống, hoặc cho nạn nhân uống
nước phân trâu, phân bò để nôn độc tố ra...

Cây sơn: sơn ăn tuỳ mặt


Tử thần trong hoa trái quanh ta Hoa3-jpg_043125

Cây sơn có tên khoa học Rhus succedanea được trồng rất phổ biến ở nước
ta (vùng Phú Thọ) để lấy nhựa, và cũng mọc tự nhiên trong rừng. Cây có
chất nhựa, được nhân dân ta chế ra “sơn ta” để gắn gỗ, làm đồ thủ công
mỹ nghệ, sơn mài. Chất laccol trong sơn ta gây dị ứng mạnh đối với da.
Những người có cơ địa dị ứng chỉ đi ngang qua cây hay ngửi thấy đã bị
lở sơn và lở nặng, bỏng rát, khó chịu.

Chữa lở sơn cần tránh rửa nước lã, tránh gãi hoặc chà xát lên chỗ da bị
tổn thương; có thể dùng lá khế tươi giã nát đắp lên; chấm nước chè
tươi, nước lá bàng, hoặc nước muối sinh lý (0,9%) vào vết thương; dùng
lá sen khô, sắc lấy nước đặc rửa chỗ lở sơn mỗi ngày 2 – 3 lần; nếu có
dấu hiệu nhiễm khuẩn thì chấm thuốc tím pha thật loãng 1/4.000 lên chỗ
tổn thương và cần dùng thêm kháng sinh toàn thân. Có thể uống các thuốc
kháng histamin chống dị ứng. Cách tốt nhất để không bị “sơn ăn tuỳ
mặt” là tránh tiếp xúc với loài cây này.

Cây sui (thuốc bắn): bò rừng cũng chết


Tử thần trong hoa trái quanh ta Hoa4-jpg_043124

Cây sui (Antiaris toxicaria) còn được gọi là cây thuốc bắn, được một số
vùng phía Bắc nước ta dùng làm chăn, nhưng lại có độc tố khủng khiếp
nhất. Từ xa xưa, các thợ săn dân tộc ít người ở miền núi đã biết dùng
nhựa của loài cây này tẩm vào mũi tên săn thú rừng, chỉ cần một phát
trúng đích thì ngay cả một con bò rừng cũng không có cơ hội sống sót! Bị
nhựa sui bắn vào mắt sẽ gây viêm sưng có khi mù, nếu nhựa dính vào vết
thương hay trên da bị trầy xước lập tức ngộ độc với triệu chứng rầm rộ
và rất nhanh: các cơ giãn ra trong đó có cơ tim, khiến nhịp tim chậm
dần và ngừng hẳn, người nhão, mềm, mắt nhắm nghiền và mặt xanh tái.

Khi đi rừng, nếu bị nhựa sui bắn vào mắt hay dây vào vết thương, cần nhanh chóng rửa sạch, khẩn trương đưa đi cấp cứu.

Cây sừng trâu: hạ cả trâu


Tử thần trong hoa trái quanh ta Hoa5-jpg_043124

Sừng trâu Strophanthus caudatus thuộc họ trúc đào Apocynaceae (một loài
có độc tính), hoa rất đẹp, quả ngộ nghĩnh như chiếc sừng trâu, nhưng
độc tính thuộc loại mạnh. Cả lá, rễ, hạt và nhựa đều độc.

Nhựa cây sừng trâu thường được trộn với nhựa cây thuốc bắn để tẩm vào
mũi tên săn thú. Hạt là nguyên liệu chế strophanthin pha thuốc tiêm trị
bệnh tim vì trong hạt chứa các glycozit có tác động đối với tim (nhưng
dùng quá liều chỉ định sẽ gây ngộ độc). Khi ngộ độc, người bồn chồn
vật vã, nôn kéo dài gây hội chứng mất nước và rối loạn điện giải, hoa
mắt chóng mặt, nhức đầu, ù tai thở khó, mắt mờ dần và nhịp tim rối
loạn, lúc nhanh lúc chậm, triệu chứng rầm rộ. Nếu không cấp cứu kịp
thời có thể tử vong trong vòng 48 giờ. Bị ngộ độc cần khẩn trương gây
nôn, rửa dạ dày, cho uống thuốc tẩy, nằm nơi thoáng, yên tĩnh và truyền
dịch, tiêm thuốc trợ tim...

Cây bồng bồng: hoa độc bên đường


Tử thần trong hoa trái quanh ta Hoa6-jpg_043135
Bồng bồng có tên khoa học Calotropis gigantea, có hoa to, đẹp và mọc
rất nhiều ven đường các tỉnh miền Trung. Nhựa của nó với liều thấp sẽ
gây nôn, liều cao gây độc mạnh như nhức đầu, chóng mặt, sốt, nổi ban
khắp người, yếu sức sẽ bị ép tim, ngủ lịm, khó thở.

Đây cũng là cây thuốc thường được dùng chữa kiết lỵ nhẹ, dùng ngoài trị
viêm khớp, đắp lên ghẻ mụn, các vết loét, lậu, giang mai; trộn với mật
ong đắp lên các mụn loét trong miệng. Tẩm vào bông rồi vò viên nhét
vào lỗ răng đau sẽ làm ngưng đau nhức.

Lưu ý: nếu chúng ta không kiểm soát được độc tính của loài này, xin đừng tự dùng chữa bệnh như đã nêu.



bài và ảnh: Phùng Mỹ Trung