Vfu2- Forum Sinh Viên Đại Học Lâm Nghiệp - Trảng Bom - Đồng Nai
Welcome to 4rum sinh viên trường ĐH Lâm Nghiệp-Trảng Bom-Đồng Nai.
4rum đang được xây dựng và hoàn thiện nên không tránh được những sai sót và đặc biệt là thiếu tư liệu học tập mong các bạn thông cảm, chúng tôi sẽ cố gắng hoàn thiện trong thời gian sớm nhất.
p/s:để bỏ quảng cáo bạn có thể tải adblock plus www.addons.mozilla.org/vi/firefox/addon/adblock-plus/
Chúc các bạn 1 ngày vui vẻ.
Vfu2- Forum Sinh Viên Đại Học Lâm Nghiệp - Trảng Bom - Đồng Nai
Welcome to 4rum sinh viên trường ĐH Lâm Nghiệp-Trảng Bom-Đồng Nai.
4rum đang được xây dựng và hoàn thiện nên không tránh được những sai sót và đặc biệt là thiếu tư liệu học tập mong các bạn thông cảm, chúng tôi sẽ cố gắng hoàn thiện trong thời gian sớm nhất.
p/s:để bỏ quảng cáo bạn có thể tải adblock plus www.addons.mozilla.org/vi/firefox/addon/adblock-plus/
Chúc các bạn 1 ngày vui vẻ.

Vfu2- Forum Sinh Viên Đại Học Lâm Nghiệp - Trảng Bom - Đồng Nai


 
Trang ChínhPortabLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

Share
 

 10 vũ khí tốn giấy mực nhất năm 2011

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 905
được cám ơn : 8
Join date : 22/10/2011
Đến từ : Trang Bom town - Trang bom district - Dong Nai province

10 vũ khí tốn giấy mực nhất năm 2011  Empty
Bài gửiTiêu đề: 10 vũ khí tốn giấy mực nhất năm 2011    10 vũ khí tốn giấy mực nhất năm 2011  I_icon_minitimeTue Dec 13, 2011 11:41 am

(Tin tuc 24h) - Năm 2011 đánh dấu sự ra mắt của một loạt vũ khí mới và gây nhiều dư luận.
1. Máy bay J-20 (Trung Quốc)

Máy bay thế hệ thứ năm Chengdu J-20 là sản phẩm của nhà máy Thành Đô phục vụ chương trình phát triển máy bay tàng hình J-XX của Trung Quốc.

Vào ngày 11-1-2011, lần đầu tiên loại máy bay này đã "đột ngột" cất cánh trong chuyến bay thử đầu tiên của nó trong một chuyến bay kéo dài 15 phút, đúng dịp ông Robert Gates, khi đó là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ thăm Trung Quốc.
10 vũ khí tốn giấy mực nhất năm 2011  1323333628-vu-khi-2011-1
Trung Quốc tuyên bố J-20 của nước này là máy bay thế hệ 5

J-20 được Trung Quốc kỳ vọng là loại máy bay thế hệ năm có thể cạnh tranh với các sản phẩm tương tự của Nga và Mỹ.

Tương tự như các máy bay thế hệ năm khác, J-20 được trang bị 2 động cơ (hiện tại là động cơ 117S của Saturn, trong tương lai có thể sử dụng động cơ WS-15 nội địa) với miệng phụt điều hướng, lực đẩy mạnh giúp máy bay có khả năng bay siêu âm không cần đốt nhiên liệu lần hai.

Loại máy bay này cũng được trang bị các khoang chứa vũ khí trong thân để không ảnh hưởng đến khả năng tàng hình

Với việc J-20 cất cánh, Trung Quốc đã trở thành quốc gia thứ ba trên thế giới đã phát triển và thử nghiệm bay thành công đối với một mẫu thử máy bay tàng hình, sau Nga và Mỹ.

Tuy nhiên, theo nhiều ý kiến từ các chuyên gia Nga, Mỹ, Ấn Độ, máy bay J-20 hiện chỉ là một sản phẩm trình diễn công nghệ hơn là một mẫu thử chính thức tương tự máy bay Sukhoi T-50 của Nga.

Thiếu thốn về công nghệ, đặc biệt là công nghệ động cơ sẽ khiến J-20 phải tốn từ 10 - 15 năm nữa để có thể so sánh với các sản phẩm tương tự của Nga và Mỹ. Bên cạnh đó, còn có "nghi án" Trung Quốc sao chép mẫu nghiên cứu tiêm kích MiG-1.44 của Liên Xô để cho ra J-20. Thậm chí, có nguồn tin khẳng định, Nga đã bán thiết kế MiG-1.44 cho Trung Quốc để tạo ra cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực nhằm bán được nhiều vũ khí hơn.

Dù vậy, sự xuất hiện của J-20 đã làm xôn xao dư luận đầu năm 2011, đến nỗi các tin bài về nó đã phải sử dụng đi sử dụng lại một số hình ảnh được cho là "rò rỉ" để minh họa. Đến nay, J-20 đã có ít nhất 2 mẫu nghiên cứu và thực hiện nhiều chuyến bay thử.

2. UAV ném bom tàng hình X-47B (Mỹ)

Được Hải quân Mỹ chọn cho chương trình phát triển máy bay ném bom tàng hình cất cánh từ tàu sân bay năm 2006, sau nhiều thử nghiệm trong hầm gió và chạy đà từ năm 2008, UAV X-47B đã thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 4-2-2011.

Sau đó, ngày 30-9-2011, mẫu thử đầu tiên X-47B đã hực hiện bay chế độ tuần tiễu với càng hạ cánh thu gọn hoàn toàn vào trong thân.

Ngày 22-11-2011, mẫu thử thứ hai của X-47B đã tiến hành cất cánh từ căn cứ không quân Edwards.
10 vũ khí tốn giấy mực nhất năm 2011  1323333628-vu-khi-2011-2
Sự thành công của X-47B giúp Hải quân Mỹ tăng cường khả năng tấn công phủ đầu lên một tầm mới

X-47B là loại máy bay ném bom duy nhất hiện nay trên thế giới có thể cất và hạ cánh trên tàu sân bay. Nó được thiết kế hoàn toàn tàng hình với các khoang vũ khí ẩn trong thân có khả năng mang theo hai tấn vũ khí.

Ngoài ra, loại máy bay này cũng có khả năng tiếp dầu trên không; có khả năng tấn công các mục tiêu xa tàu mẹ tới 3.200 km và bay liên tục trong 6 giờ đồng hồ.

Hiện tại Mỹ cũng đang xúc tiến phát triển biến thể X-47C có kích cỡ lớn hơn nhiều với sải cánh dài 52,4 mét và có khả năng mang theo 4,5 tấn vũ khí.

3. UGV

Dù đã có nhiều dự án nghiên cứu trong khoảng 10 năm trở lại đây, nhưng năm 2011 đánh dấu sự nở rộ của các phương tiện trinh sát, chiến đấu không người lái trên bộ UGV (Unmanned Ground Vehicles).
10 vũ khí tốn giấy mực nhất năm 2011  1323333628-vu-khi-2011-3
Càng ngày UGV càng thay thế binh sĩ để thực thi các nhiệm vụ nguy hiểm

Với nhiệm vụ trinh sát, dò mìn có thể kể đến UGV trinh sát đa năng Packbot, Armadillo của Mỹ với nhiều khả năng như leo cầu thang, phá sóng vô hiệu hóa thiết bị kích nổ từ xa hay ném bằng tay vào trong khu vực nghi có địch.

Những UGV loại này đã và đang phục vụ hữu hiệu cho quân đội Mỹ tại các điểm nóng như Iraq, Afghanistan với số lượng hàng nghìn chiếc. Trong đó, từ các phòng thí nghiệm, nhiều công nghệ mới cũng đã được áp dụng cho UGV như khả năng hoạt động bằng năng lượng mặt trời hay tiêu hóa sinh khối.

Với nhiệm vụ tuần tra, chiến đấu, UGV cũng ngày càng được áp dụng nhiều. Không chỉ trong các siêu cường có trình độ phát triển công nghệ quân sự hàng đầu.

Năm 2011 ghi nhận ngày càng có nhiều UGV chiến đấu được sử dụng vào mục đích tuần tra, chống xâm nhập như UGV tuần tra biên giới Avant Guard của Israel hay Izci của Thổ Nhĩ Kỳ.

4. Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc


Dù không phải là một loại vũ khí mới được phát minh trên thế giới, tuy nhiên tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, được tạm gọi là Thi Lang (Shi Lang) đánh dấu sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ hàng hải của nước này.

Chỉ là một chiếc vỏ tàu cũ của tàu sân bay Varyag mua tại Ukraina, không động cơ, không hệ thống điều khiển, Trung Quốc đã đầu tư phục chế, trang bị vũ khí lại để chiếc tàu này có thể trở thành một chiếc tàu sân bay với khả năng chiến đấu đầy đủ với công sức và tiền bạc có thể nói thuộc loại hàng đầu thế giới.
10 vũ khí tốn giấy mực nhất năm 2011  1323333628-vu-khi-2011-4
Tàu sân bay ShiLang sẽ giúp hải quân Trung Quốc tăng cường đáng kể khả năng tác chiến "biển xanh"

Không chỉ phục chế lại, Trung Quốc cũng đã lắp thêm rất nhiều hệ thống vũ khí tự sản xuất lên chiếc tàu sân bay này như radar, hệ thống phòng thủ tầm gần bằng tên lửa FL-3000N (tương tự như hệ thống RIM-116 RAM lắp đặt trên các tàu Mỹ. Tuy nhiên, được hoán cải từ tàu sân bay Liên Xô, tàu sân bay này của Trung Quốc bị đánh giá còn nhiều hạn chế.

Trong năm 2011, chiếc tàu sân bay này đã được kéo thử ra biển hai lần (vào tháng 8 và tháng 11-2011) và các thử nghiệm này được đánh giá là thành công.

Trung Quốc còn rất nhiều vấn đề phải giải quyết trước khi có thể đưa vào trang bị chiếc tàu sân bay đầu tiên này, liên quan đến vấn đề động cơ, cáp hãm đà phục vụ cho quá trình cất cánh... Thế nhưng, giấc mộng tàu sân bay của Bắc Kinh sẽ không dừng lại ở đây. Có nguồn tin cho biết, dựa vào kinh nghiệm sửa chữa, khôi phục và vận hành tàu sân bay Thi Lang, nước này sẽ đóng tàu sân bay nội địa chạy bằng năng lượng hạt nhân.

5. Máy bay thế hệ thứ 5 Sukhoi T-50 (Nga)


Bay thử từ đầu năm 2010 nhưng phải đến tháng 8-2011 Nga mới chính thức giới thiệu loại máy bay thế hệ thứ năm đầu tiên của nước này tại triển lãm hàng không MAKS 2011.
10 vũ khí tốn giấy mực nhất năm 2011  1323333628-vu-khi-2011-5
Máy bay Sukhoi T-50 là cách tiếp cận "cuộc chơi" máy bay thế hệ năm hoàn toàn mới của người Nga

Sukhoi T-50 là loại máy bay được thiết kế với nhiều quan điểm chiến đấu khác với học thuyết về máy bay thế hệ thứ năm của Mỹ.

Trước hết, loại máy bay này không quá chú trọng vào các tính năng tàng hình và hy sinh khả năng cơ động và thao diễn. Để bù vào nhược điểm về khả năng tàng hình, Sukhoi T-50 được trang bị một hệ thống radar và cảm biến cực mạnh.

Một chiếc T-50 được trang bị một radar mảng pha chủ động AESA băng sóng X công suất lớn tại mũi, một radar tại đuôi và hai radar hai bên cánh, giúp T-50 có khả năng phát hiện mục tiêu từ mọi hướng ở khoảng cách xa, kể cả máy bay tàng hình.

Ngoài ra, Sukhoi T-50 cũng được lắp đặt khí tài trinh sát điện tử đa nhiệm OLS-50M giúp máy bay có thể “nhìn” thấy các máy bay tàng hình ở khoảng cách rất xa.

Sau màn trình diễn không suôn sẻ tại triển lãm MAKS, cuối năm 2011, Nga đã cho bay thử thành công mẫu thử thứ ba của loại máy bay này, đánh dấu một bước lớn trong tiến độ sản xuất.

6. Vũ khí tấn công siêu thanh toàn cầu (Mỹ)

Nhằm áp đảo ưu thế về tên lửa của Nga và mối đe dọa đang lên từ Trung Quốc, trong năm 2011, Mỹ đã hai lần thử loại phương tiện bay trên siêu âm (hypersonic) có khả năng tấn công mọi mục tiêu trên thế giới.

Trong lần thử thứ hai diễn ra vào ngày 11-8-2011, mẫu thử HTV-2 của Không quân Mỹ đã tách thành công khỏi tên lửa đẩy, tuy nhiên nó đã mất điều khiển khi chuyển sang pha lượn với tốc độ 24.500 km/h (gấp 20 lần vận tốc âm thanh).
10 vũ khí tốn giấy mực nhất năm 2011  1323333628-vu-khi-2011-6
Vũ khí tấn công trên siêu thanh sẽ giúp Mỹ tăng cường đáng kể khả năng tấn công phủ đầu trên phạm vi toàn cầu

Ngày 17-11-2011, Mỹ tiếp tục thử nghiệm hệ thống vũ khí trên siêu thanh tiên tiến (AHW - Advanced Hypersonic Weapon).

Lần thử nghiệm này đã diễn ra thành công khi AHW đã đạt được tốc độ trên siêu thanh (6.000 km/h, gấp 5 lần vận tốc âm thanh) và bắn trúng mục tiêu nằm trên quần đảo Hawaii cách địa điểm phóng 4.000 km.

Với sự thành công của các hệ thống tên lửa trên siêu thanh, Mỹ sẽ có khả năng tấn công bất kỳ mục tiêu nào trên thế giới trong thời gian dưới một giờ đồng hồ, đem lại ưu thế vượt trội so với các loại tên lửa liên lục địa (ICBM) khác.

7. F-35 ngày càng tới gần đích (Mỹ)

Năm 2011 đánh dấu một năm khá thành công của máy bay F-35 với rất nhiều nội dung bay thử hoàn thành tốt đẹp.

Tháng 10-2011, F-35B đã hoàn thành chuyến bay biển và hạ cánh thẳng đứng trên tàu chở máy bay trực thăng USS Wasp (có diện tích sàn hạ cánh nhỏ hơn tàu sân bay nhiều lần.

Tiếp đó, vào tháng 12-2011, biến thể cất cánh đường băng ngắn F-35C lại thành công tiếp khi cất cánh từ máy phóng điện từ (EMALs).-

Hàng loạt thử nghiệm thành công sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ trang bị F-35 cho hải quân Mỹ và nâng cao uy tín của loại máy bay này trên thị trường xuất khẩu máy bay thế giới.

8. Mẫu thiết kế tên lửa Perseus của MBDA (Anh, Pháp)


Nhằm thay thế các tên lửa chống hạm cận âm đang trang bị và cũng là để quân bình về sức mạnh tên lửa, trong triển lãm hàng không Paris 2011, hãng MBDA đã giới thiệu mẫu tên lửa chống hạm siêu âm mới nhất sắp đưa vào sản xuất có tên CVS-401 Perseus.
10 vũ khí tốn giấy mực nhất năm 2011  1323333628-vu-khi-2011-7
Perseus sẽ là chuẩn mực mới cho tên lửa chống hạm trong tương lai

Perseus mang đầy đủ mọi ưu điểm của một tên lửa chống hạm có thể có được: Có khả năng phóng từ mọi bệ phóng: trên mặt đất, trên biển, trên không hay dưới mặt biển với khối lượng phóng siêu nhẹ (chỉ 800 kg).

Được trang bị động cơ ramjet với công nghệ CDWE, Perseus có thể đạt tốc độ hành trình gấp ba lần vận tốc âm thanh. Bộ dẫn đường của Perseus trang bị radar chủ động AESA, hệ thống thám trắc địa hình bằng laser LADAR và đầu dò laser bán chủ động.

Ngoài ra, tên lửa cũng được thiết kế tàng hình với hình dạng phi truyền thống giúp giảm tối thiểu khả năng bị phát hiện của radar đối phương

Điểm đặc biệt nhất của Perseus là hệ thống đầu đạn mẹ - con, với hai đầu đạn loại 40 kg gắn trong thân kèm đầu đạn chính nặng 200 kg có thể tách ra trong pha cuối trước khi tấn công tàu biển đối phương. Với khả năng này, một số lượng nhỏ tên lửa Perseus cũng có khả năng đè bẹp bất cứ hệ thống phòng thủ tầm cực gần CIWS nào.

Theo chủ nhiệm chương trình phát triển Perseus, loại tên lửa này sẽ là chuẩn mực của các loại tên lửa chống hạm trong tương lai.

9. Xe tăng T-90MS (Nga)

Dù không làm hài lòng những người hâm mộ vũ khí Nga khi tạm dừng chương trình phát triển xe tăng T-95 và lỡ hẹn giới thiệu dòng xe tăng mới có tên Armada, nhưng trong năm 2011, ngành công nghiệp quốc phòng Nga cũng kịp giới thiệu mẫu xe tăng mới, là biến thể nâng cấp sâu của xe tăng T-90 có tên là T-90MS tại triển lãm Nizhniy Tagil 2011. Thủ tướng Nga, V.Putin đã tới tham dự triển lãm và bày tỏ sự cổ vũ với sản phẩm mới này. Tuy nhiên, giới quân vẫn bày tỏ thái độ lạnh nhạt.
10 vũ khí tốn giấy mực nhất năm 2011  1323333628-vu-khi-2011-8
T-90MS là một điểm sáng hiếm hoi của lực lượng tăng thiết giáp Nga trong năm 2011

Giống như T-80UM2 “Đại bàng đen”, T-90MS sử dụng giáp phản ứng nổ thế hệ mới Relikt thay cho Kontakt-5 trên các xe T-90 đời trước, giúp xe tăng không chỉ chống lại hiệu quả đạn nổ lõm (HEAT) mà còn có thể chống lại đạn thanh xuyên (APFSDS).

Một điểm tương tự “Đại bàng đen” nữa của T-90MS là khoang chứa đạn được bọc giáp thiết kế nằm cách biệt với khoang lái, bảo vệ tổ lái khỏi các nguy cơ do nổ đạn.

Ngoài ra, xe tăng T-90MS cũng được trang bị hệ thống bảo vệ chủ động, bị động tiên tiến nhất của Nga cùng với hệ thống liên lạc, định vị vệ tinh hỗn hợp GPS-GLONASS hiện đại.

10. DDG-1000 Zumwalt, Khu trục hạm của tương lai (Mỹ)

Năm 2011 cũng là năm Mỹ khởi công đóng chiếc tàu đầu tiên thuộc lớp DDG-1000 Zumwalt.

Đây là loại tàu chiến có thiết kế cách mạng của tương lai, với khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, đối phó với mọi mối đe dọa trong tương lai.
10 vũ khí tốn giấy mực nhất năm 2011  1323333628-vu-khi-2011-9
Khu trục hạm thế hệ mới DDG-1000 Zumwalt sẽ củng cố vững chắc vị trí số một về hải quân của Mỹ

DDG-1000 có thiết kế tàng hình với phần mũi ngược, cấu trúc thượng tầng dạng hình học đặc biệt giúp giảm 40% diện tích phản hồi radar so với khu trục hạm Arleigh Burke.

Hệ thống cảm biến của DDG-1000 được trang bị radar AMDR hai băng tần, radar CG giám sát mục tiêu bay thấp và sonar hiện đại có thể giám sát được mọi mục tiêu trên không trên biển hay dưới mặt nước. Các radar này đều được đặt trong khoang bọc giáp để bảo vệ và không ảnh hưởng đến kết cấu tàng hình của tàu.

Trừ các khẩu pháo 155 mm AGS bắn đạn thông minh điều khiển bằng thiết bị định vị vệ tinh, các hệ thống vũ khí tên lửa của DDG-1000 đều được thiết kế dạng phóng thẳng đứng và ẩn trong thân. Với động cơ sử dụng hệ thống đẩy AIM, DDG-1000 có khả năng đạt tốc độ cao (55 km/h) và có tiếng ồn rất thấp, chỉ tương đương tàu ngầm lớp Los Angeles.
Theo Đồng Tâm (Báo Đất Việt)
Về Đầu Trang Go down
https://vfu2.forum-viet.com
 

10 vũ khí tốn giấy mực nhất năm 2011

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 Similar topics

-
» Đồng phục nữ sinh Nhật sexy nhất châu Á?
» Cập nhật hình ảnh người mẫu ngực đẹp nhất xứ anh đào
» Xử lý giày dép có mùi
» Loops - máy photocopy tự tái chế giấy
» Chu du cùng xe đạp làm bằng giấy

Chọn kiểu gõ : Tắt VNI Telex Viqr Tổng hợp
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Vfu2- Forum Sinh Viên Đại Học Lâm Nghiệp - Trảng Bom - Đồng Nai :: TIN TỨC - SỰ KIỆN :: TIN KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ-