Vfu2- Forum Sinh Viên Đại Học Lâm Nghiệp - Trảng Bom - Đồng Nai
Welcome to 4rum sinh viên trường ĐH Lâm Nghiệp-Trảng Bom-Đồng Nai.
4rum đang được xây dựng và hoàn thiện nên không tránh được những sai sót và đặc biệt là thiếu tư liệu học tập mong các bạn thông cảm, chúng tôi sẽ cố gắng hoàn thiện trong thời gian sớm nhất.
p/s:để bỏ quảng cáo bạn có thể tải adblock plus www.addons.mozilla.org/vi/firefox/addon/adblock-plus/
Chúc các bạn 1 ngày vui vẻ.
Vfu2- Forum Sinh Viên Đại Học Lâm Nghiệp - Trảng Bom - Đồng Nai
Welcome to 4rum sinh viên trường ĐH Lâm Nghiệp-Trảng Bom-Đồng Nai.
4rum đang được xây dựng và hoàn thiện nên không tránh được những sai sót và đặc biệt là thiếu tư liệu học tập mong các bạn thông cảm, chúng tôi sẽ cố gắng hoàn thiện trong thời gian sớm nhất.
p/s:để bỏ quảng cáo bạn có thể tải adblock plus www.addons.mozilla.org/vi/firefox/addon/adblock-plus/
Chúc các bạn 1 ngày vui vẻ.

Vfu2- Forum Sinh Viên Đại Học Lâm Nghiệp - Trảng Bom - Đồng Nai


 
Trang ChínhPortabLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

Share
 

 Bệnh Zona(giời leo)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 905
được cám ơn : 8
Join date : 22/10/2011
Đến từ : Trang Bom town - Trang bom district - Dong Nai province

Bệnh Zona(giời leo) Empty
Bài gửiTiêu đề: Bệnh Zona(giời leo)   Bệnh Zona(giời leo) I_icon_minitimeSat Apr 28, 2012 6:08 pm

Bệnh Zona (giời leo) là kết quả của sự tái hoạt động của virus herpes
zoster (varicella-zoster virus hoặc VZV). Virus này cũng chính là tác
nhân gây ra bệnh thủy đậu ở trẻ em. Virus thủy đậu trú ngụ trong cơ
thể ở trạng thái ngủ bên trong các dây thần kinh cảm giác. Virus sẽ
"thức giấc" sau khi gây bệnh thủy đậu nhiều năm trước trong cơ thể của
1 trong số 5 người đã từng bị thủy đậu. Sau đó, virus sẽ đi dọc theo
dây thần kinh cảm giác vào da và tạo ra những mảng phát ban gây đau mà
người ta thường gọi là bệnh Zona (giời leo)



  • Bệnh Zona trong tiếng Anh là Shingles có xuất xứ
    từ tiếng Latin và Pháp có nghĩa là dây đai, thắt lưng, phản ánh đúng
    tính chất phân bố của các dải phát ban. Các dải này thường là chỉ ở
    1 bên của cơ thể và ở khu vực chi phối của 1 dây thần kinh cảm giác
    đơn độc.
  • Tất cả những ai đã từng bị bệnh thủy đậu hoặc đã
    từng tiêm vaccine đều có thể nhiễm Herpes Zoter gây ra bệnh Zona.
    Người lớn tuổi, những người bị ung thư, HIV hoặc đã từng cấy ghép mô
    nên bị giảm sức đề kháng chống lại nhiễm trùng, do đó dễ bị bệnh
    Zona hơn.
  • Đa số những người bị Zona đều khỏe mạnh. Không cần
    thiết sử dụng những xét nghiệm đặc hiệu nếu như hệ miễn dịch của
    bạn còn tốt.
Nguyên nhân

Chưa ai biết được chính xác nguyên nhân vì sao virus thủy đậu lại có
thể tái hoạt động và gây ra bệnh Zona. Một vài khả năng có thể xảy ra
là:



  • Stress
  • Mệt mỏi
  • Hệ miễn
    dịch suy yếu (có thể là do tuổi tác, bệnh tật, thuốc men làm giảm
    khả năng đề kháng của cơ thể để có thể giữ được virus thủy đậu trong
    trạng thái bất hoạt).
  • Ung thư.
  • Các biện pháp điều trị bằng tia xạ.
  • Làm tổn thương vùng da bị nổi ban
Triệu chứng


Tùy thuộc vào dây thần kinh nào bị ảnh hưởng, bệnh Zona có thể xuất hiện ở nhiều khu vực khác nhau trong cơ thể


  • Triệu chứng đầu tiên của Zona thường là tăng cảm
    giác da hoặc cảm giác đau ở 1 phía của cơ thể. Những cảm giác da có
    thể gặp là ngứa, căng, bỏng, nhức dai dẳng hoặc đau sâu, đau nhói.
  • Thông
    thường thì sau khi cơn đau xuất hiện được 1-3 ngày các dải ban sẽ
    nổi lên, tấy đỏ, phồng lên ở ngay vị trí đau. Sau đó nó sẽ tụ mủ và đóng
    vảy trong 10-12 ngày.
  • 2 - 3 tuần sau, ban sẽ biến mất và vảy rơi ra và có thể để lại sẹo.
Khi nào cần đến gặp bác sĩ

Đi khám khi bạn bị đau hoặc nổi ban thành 1 dải ở một phía của cơ thể.
Nếu bạn nghĩ bạn bị Zona, đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt vì những
thuốc kháng virus chỉ hiệu quả khi được sử dụng sớm.



  • Nếu vết ban và vết phồng nổi lên ở mũi hoặc gần
    mắt, bạn cần phải đi khám ngay lập tức vì virus có thể lan đến mắt
    làm tổn thương mắt và mù.
  • Bạn cũng cần phải đến khám càng
    sớm càng tốt nếu bạn đang có những bệnh làm suy giảm sức miễn dịch
    của cơ thể. Nhờ đó bạn có thể tránh được những biến chứng.
Đến phòng cấp cứu nếu như có các dấu hiệu:



  • Bệnh Zona kèm với sốt cao hoặc mệt mỏi.
  • Vết phồng lan ra những khu vực khác của cơ thể.
Lâm sàng và cận lâm sàng

Kiểu đau kinh điển, vết phồng nổi lên thành 1 dải ở 1 bên của cơ thể
là tất cả những dấu hiệu cần thiết đủ để bác sĩ chẩn đoán bạn đã bị
nhiễm Herpes Zoster. Ban có thể lan ra ngoài dải này hoặc hiếm gặp hơn
là lan sang phía bên kia của cơ thể. Đôi khi bệnh nhân chỉ đau theo 1
dải mà không thấy nổi ban.



  • Có thể bác sĩ sẽ quyết định làm xét nghiệm để xác
    định xem bạn có bị Zona hay không. Tuy nhiên, những xét nghiệm này
    không phải lúc nào cũng cần thiết.



  • Phết
    Tzanck: hiện nay ít được sử dụng hơn trước do những kỹ thuật mới đã
    xuất hiện, người ta rạch vết phồng và lấy dịch cùng với các tế bào da
    trong đó đặt lên slide. Sau đó nhuộm màu bằng 1 loại thuốc nhuộm
    đặc biệt rồi đưa lên kính hiển vi để tìm những biến đổi của tế bào
    gây ra bởi virus. Phương pháp này không thể giúp phân biệt được
    giữa VZV và Herpes Simplex Virus (HSV), tuy nhiên VZV gây bệnh
    zona và thủy đậu còn HSV gây ra bệnh Herpes simplex (đôi khi
    thường được biết đến bằng cái tên Herpes môi hoặc Herpes sinh
    dục).
  • Cấy virus hoặc test kháng thể đặc biệt, như DFA
    (direct fluorescent antibody - kháng thể huỳnh quang trực tiếp),
    trong sang thương có thể xác định được VZV. DFA thường cho kết
    quả sau 1 giờ. Xét nghiệm này có thể giúp phân biệt được giữa VZV
    và HSV. Cấy virus có thể cho kết quả sau 2 tuần hoặc hơn.


  • Sinh
    thiết da: lấy một mẩu da ở sang thương và xem xét chúng dưới kính
    hiển vi. Có thể dùng mô sinh thiết để cấy nếu không có mẩu sang thương
    nguyên vẹn. Ngoài ra người ta còn có thể dùng PCR (polymerase chain
    reaction) để phát hiện ra DNA của virus trong mẫu mô được sinh
    thiết.
Điều trị


Tại nhà:

Nếu bạn nghĩ mình bị Zona, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt, vì
thuốc kháng virus chỉ có hiệu quả khi được sử dụng sớm.



  • Không được gãi vì có thể làm gia tăng nguy cơ bị
    nhiễm trùng thứ phát và có thể để lại sẹo. Thuốc kháng histamin
    có thể giúp giảm ngứa.
  • Thuốc giảm đau đôi khi cũng cần thiết/
  • Dùng
    băng ép ngâm nước lạnh băng vào sang thương rỉ mủ trong khoảng 20
    phút khoảng 7, 8 lần/ngày để làm dịu bớt cơn đau và làm khô sang
    thương. Nó còn giúp lấy bớt vảy ra ngoài và giảm khả năng bị nhiễm
    trùng. Ngưng sử dụng băng ép khi sang thương đã khô giúp cho
    những vùng da xung quanh không trở nên khô và ngứa.
  • Giữ
    cho khu vực sang thương được sạch sẽ bằng xà bông nhẹ và nước. Mặc
    quần áo rộng để tránh bị thương thêm khi quần áo tiếp xúc với sang
    thương. Tránh những tiếp xúc da-chạm-da với những người chưa từng
    bị thủy đậu, đang bệnh, hoặc những người bị suy giảm hệ miễn dịch.
Dùng thuốc:



  • Một vài bác sĩ chỉ điều trị triệu chứng của Zona
    như đau. Một vài thuốc giảm đau được sử dụng, chẳng hạn như
    acetaminophen (VD Tylenol), và ibuprofen (VD Advil) hoặc thuốc
    giảm đau tricyclic, đặc biệt là trong trường hợp đau dây thần kinh
    sau tổn thương (PHN - Postherpetic neuralgia). PHN là những cơn
    đau kéo dài ở một số người ngay cả sau khi sang thương đã biến
    mất.
  • Thuốc kháng virus, như acyclovir (Zovirax),
    valacyclovir (Valtrex) và famciclovir (Famvir), có thể là giảm
    thời gian phát ban và đau, bao gồm cả PHN. Cần phải bắt đầu sử
    dụng những loại thuốc này trong giai đoạn sớm của bệnh mới có hiệu
    quả. Bác sĩ sẽ quyết định bạn cần sử dụng loại thuốc nào.
  • Đôi
    khi, corticoid cục bộ có thể được dùng để giảm viêm. Những thuốc cục
    bộ có thể được sử dụng để làm giảm đau và ngừa nhiễm trùng.
Theo dõi

Sau khi rời khỏi phòng mạch bác sĩ, cần phải uống tất cả những loại
thuốc được kê đơn và làm theo đúng hướng dẫn. Nếu bạn ghi nhận được
những triệu chứng mới hoặc nếu bạn không thể kiểm soát được cơn đau
hoặc cơn ngứa, hãy thông báo với bác sĩ.

Dự phòng

Khôngc ó cách nào để dự phòng Zona cả.



  • Bạn không thể bị lây bệnh từ những người bị Zona.
    Tuy nhiên, nếu bạn chưa từng bị thủy đậu, bạn có thể bị lây bệnh
    thủy đậu từ những tiếp xúc gần gũi với những sang thương hở miệng ở
    những người bị Zona. Dùng quần áo che phủ sang thương lại giúp giảm
    nguy cơ lây lan cho người khác.
  • Vaccine VZV, còn được biết
    đến là vaccine ngừa thủy đậu, có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh Zona
    do làm tăng sức đề kháng của cơ thể để chống lại VZV hoặc giữ chúng
    trong trạng thái bất hoạt. Những cải tiến của loại vaccine này đang
    được nghiên cứu và có thể giúp ngừa được bệnh Zona trong tương lai.
Tiên lượng

Đa số các trường hợp bị Zona đều tự khỏi có thể có điều trị hoặc
không. Ban và đau có thể khỏi sau từ 2 đến 3 tuần. Tuy nhiên, bệnh có
thể kéo dài lâu hơi và thậm chí là tái phát ở người lớn tuổi, đặc biệt
là trên 50 tuổi, hoặc có bệnh trầm trọng.



  • Có thể những cơn đau vẫn còn tiếp diễn sau khi
    sang thương biến mất. Những cơn đau này được gọi là PHN. Thường gặp ở
    người lớn tuổi, và có thể là rất nặng nề.
  • Những biến
    chứng khác có thể gặp là nhiễm trùng da, nhiễm trùng lây lan đến
    những cơ quan nội tạng hoặc làm tổn thương mắt. Thường để lại sẹo.
Lucky Luke dịch
(từ [You must be registered and logged in to see this link.]
Về Đầu Trang Go down
https://vfu2.forum-viet.com
Admin
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 905
được cám ơn : 8
Join date : 22/10/2011
Đến từ : Trang Bom town - Trang bom district - Dong Nai province

Bệnh Zona(giời leo) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bệnh Zona(giời leo)   Bệnh Zona(giời leo) I_icon_minitimeSat Apr 28, 2012 6:12 pm


phân biệt zona và giời leo
Có hai bệnh có biểu hiện triệu chứng bề ngoài rất giống nhau, gây lân
những đám nổi đỏ, đầy đặc mụn nước hay mụn đinh mủ nhỏ. Một là do tiếp
xúc với một loại côn trùng rất độc trong mùa gặt. Côn trùng này khi là
nhộng và khi bay đều độc như vậy, đặc biệt nguy hiểm khi mùa gặp lúa rộ,
côn trùng bay loạn lung tung, chứng này mới là "giời leo", cũng có thể
ngủ trên đất bị tiếp xúc với côn trung ở thời kỳ nhộng. Hai mới là bệnh
Zona. Hai căn bệnh này khác biệt nhau và những người có trách nhiệm đã
không ít lần cảnh cáo việc nhầm lẫn.

Thật ra, ngay cả biểu hiện bề ngoài cũng có nhiều điểm có thể phân biệt.

Điểm đầu tiên là vùng bị viên da. Trên phần thân và chi, Zona chỉ ăn ở
một bên và ăn loang theo "vùng cảm giác" chịu trách nhiệm bởi một bó dây
thần kinh cảm giác từ đốt sống. Hay gặp nhất là ăn theo một dải sương
sườn vòng từ lưng ra đến giữa ngực. Trong vùng đó, nổi lên nhiều đám rời
rạc hay nối liền. Zona không có ở mặt nhưng lại có ở tai trong một thể
đặc biệt nguy hiểm.
Vùng bị viên da của "giời leo" là bất cứ đâu trừ bàn tay, bàn chân.
Thông thường thấy ở cổ, mặt, lộ ra ngoài, nhưng chi và thân cũng gặp
nhiều. Không hiếm trường hợp "giời leo" cả hai bên thân, điều này khẳng
định chắc chắn đó không phải là Zona. Bác sỹ có kinh nghiệm thì không
cần đến thế, người ta chỉ cần nhìn vào vết viêm là biết đó là Zona hay
"giời leo". Zona thể nhẹ cũng như giời leo về hình dáng vết viêm, gồm
một đám tấy đỏ dày đặc các mụn nhỏ. Nhưng Zona đa phần là mụn nước, còn
"giời leo" tuyệt đại phần các mụn là mụn đinh mủ nhỏ. Zona thể nặng thì
càng dễ phân biệt, nó không còn là mụn đầu tăm mà nổi thành các nốt
phồng to 0,5 đến vài cm như vết bỏng nước nóng.

Dĩ nhiên, điểm đầu tiên đập vào mắt bác sỹ đã đủ để một bác sỹ có kinh
nghiệm phâm biệt được 2 bệnh trong phần lớn các trường hợp. Nhưng còn
nhiều trường hợp cần đến các khám nghiệm khác. Ví dụ, Zona đặc trưng bởi
những cơn đau dây thần kinh kéo dài 1-2 tuần trước khi viêm da, sau cơn
đau là các triệu trứng buồn, đau rát da 1-4 ngày trước khi nổi viêm. Dĩ
nhiên, "giời leo" xuất hiện đột ngột. Kiểm tra triệu chứng này đã đảm
bảo bác sỹ xác định gần như toàn bộ bệnh Zona.

Nếu còn nghi ngờ thì không thiếu những khám nghiệm kỹ càng hơn.

------------------
Chuẩn đoán nhầm "giời leo" thành Zona thì sao ??

Zona hiện không có cách chữa hoàn hảo, mà vẫn chỉ dùng các cách điều
trị triệu chứng: ngăn viên da, giảm đau, chống virus. Về điều trị triệu
chứng ngoài da thì thuốc Zona có thể dùng bôi cho "giời leo". Tuy nhiên,
"giời leo" cần thêm các công đoạn vệ sinh sạch tẩy độc, rồi mới bôi
thuốc mỡ. Bác sỹ không lau rửa vết "giời leo", làm nó 2 tuần mới khỏi,
và ông ta gật gù nới với con bệnh gà "tôi bảo Zona điễn biến hai tuần
ông thấy đúng không". Trong khi, giời leo chỉ vài ngày là khỏi.

Một bác sỹ vô lương tâm sẽ có lợi khi bán được một đống thuốc phiện,
tác động thần kinh. Nhưng hậu quả người bệnh lãnh đủ. Triệu chứng là
nhiều người kinh sợ bác sỹ, dẫn đến các ảo giác, trầm cảm, giảm sút tinh
thần.
Về Đầu Trang Go down
https://vfu2.forum-viet.com
 

Bệnh Zona(giời leo)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 Similar topics

-
» 8 loại bệnh nam giới có thể tự kiểm tra
» BỆNH VỀ MẮT
» Bệnh Khó ngủ
» Hỏi về bệnh Đa hồng cầu
» hỏi về bệnh tim mạch

Chọn kiểu gõ : Tắt VNI Telex Viqr Tổng hợp
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Vfu2- Forum Sinh Viên Đại Học Lâm Nghiệp - Trảng Bom - Đồng Nai :: Y Học Thưởng Thức :: Y học cổ truyền - hiện đại-