Vfu2- Forum Sinh Viên Đại Học Lâm Nghiệp - Trảng Bom - Đồng Nai
Welcome to 4rum sinh viên trường ĐH Lâm Nghiệp-Trảng Bom-Đồng Nai.
4rum đang được xây dựng và hoàn thiện nên không tránh được những sai sót và đặc biệt là thiếu tư liệu học tập mong các bạn thông cảm, chúng tôi sẽ cố gắng hoàn thiện trong thời gian sớm nhất.
p/s:để bỏ quảng cáo bạn có thể tải adblock plus www.addons.mozilla.org/vi/firefox/addon/adblock-plus/
Chúc các bạn 1 ngày vui vẻ.
Vfu2- Forum Sinh Viên Đại Học Lâm Nghiệp - Trảng Bom - Đồng Nai
Welcome to 4rum sinh viên trường ĐH Lâm Nghiệp-Trảng Bom-Đồng Nai.
4rum đang được xây dựng và hoàn thiện nên không tránh được những sai sót và đặc biệt là thiếu tư liệu học tập mong các bạn thông cảm, chúng tôi sẽ cố gắng hoàn thiện trong thời gian sớm nhất.
p/s:để bỏ quảng cáo bạn có thể tải adblock plus www.addons.mozilla.org/vi/firefox/addon/adblock-plus/
Chúc các bạn 1 ngày vui vẻ.

Vfu2- Forum Sinh Viên Đại Học Lâm Nghiệp - Trảng Bom - Đồng Nai


 
Trang ChínhPortabLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

Share
 

 Tháng 11, Việt Nam quan sát trọn vẹn nguyệt thực nửa tối

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 905
được cám ơn : 8
Join date : 22/10/2011
Đến từ : Trang Bom town - Trang bom district - Dong Nai province

Tháng 11, Việt Nam quan sát trọn vẹn nguyệt thực nửa tối Empty
Bài gửiTiêu đề: Tháng 11, Việt Nam quan sát trọn vẹn nguyệt thực nửa tối   Tháng 11, Việt Nam quan sát trọn vẹn nguyệt thực nửa tối I_icon_minitimeFri Nov 02, 2012 9:37 pm

Tháng 11, Việt Nam quan sát trọn vẹn nguyệt thực nửa tối
Tháng 11/2012 sẽ có hiện tượng thiên văn đáng chú ý. Đó là sự xuất hiện của nguyệt thực nửa tối. Việt
Nam là nước có cơ hội quan sát trọn vẹn hiện tượng này. Trong tháng
cũng có các hiện tượng thiên văn thú vị khác như mưa sao băng, sao Kim
và sao Thổ ghé thăm nhau. Chỉ cần ngẩng đầu và ngắm


Nguyệt thực nửa tối sẽ bắt đầu lúc 19h15 và kết thúc lúc 23h51, cực đại
lúc 21h33 (giờ Việt Nam) tối ngày 28/11. Nguyệt thực nửa tối khác với
nguyệt thực toàn phần hay một phần ở chỗ Mặt Trăng không đi sâu vào
vùng bóng đen của Trái Đất mà chỉ đi vào vùng nửa tối (penumbra). Chỉ
khi nào toàn bộ hoặc một phần của nó đi vào vùng bóng tối (umbra) mới
là nguyệt thực toàn phần hoặc một phần. Vì Mặt Trăng không đi sâu vào
bóng đen của Trái Đất vì thế Mặt Trăng sẽ không tối và đỏ sẫm như
nguyệt thực toàn phần hay một phần, mà chỉ chuyển sang màu đỏ đậm hơn
và tối hơn bình thường một chút. Tuy nhiên, đây vẫn là hiện tượng đáng
quan sát. Lý do là vì không phải lúc nào những người yêu thiên văn ở
nước ta cũng có cơ hội quan sát được hiện tượng này. Lần gần đây nhất
mà Việt Nam có thể quan sát được hiện tượng nguyệt thực nửa tối là
tháng 12/2010.
Tháng 11, Việt Nam quan sát trọn vẹn nguyệt thực nửa tối Eclipseathalf
Điều đáng chú ý là hiện tượng này không khó quan sát (chỉ cần trời
không mưa chắc chắn sẽ thấy Trăng). Khác với nhật thực có thể gây hại
cho mắt nếu không quan sát đúng cách, nguyệt thực an toàn nên không cần
chuẩn bị gì cả. Người yêu thiên văn có thể nhìn thẳng bằng mắt thường
trong suốt quá trình hiện tượng diễn ra. Tất nhiên, nếu có kính nhiên
văn, ống nhòm, camera... sẽ là những dụng cụ giúp quan sát hiện tượng
này rõ nét hơn. Sao Kim và Sao Thổ ghé thăm nhau

Ngày
27/11, một hiện tượng thiên văn đáng chú ý nữa là việc sao Kim và sao
Thổ sẽ gặp nhau trên bầu trời. Nếu để ý, người yêu thiên văn sẽ dễ dàng
nhận thấy, sự kiện này xảy ra trước sự xuất hiện của nguyệt thực nửa
tối đúng 1 ngày. Tất nhiên 2 hiện tượng này không liên quan đến nhau.
Theo đó, đốm sáng đẹp nhất bầu trời (sao Kim) và hành tinh được coi là
đẹp nhất Hệ Mặt Trời (sao Thổ) sẽ chỉ cách nhau 1 độ trên bầu trời.
Việc hai thiên thể này nằm ngay sát nhau là khá hiếm vì thế đừng bỏ lỡ
cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng này. Chỉ cần trời ít mây chứ không cần
quá đẹp là có thể quan sát được 2 đốm sáng vì chúng đều là những thiên
thể sáng nhất trên bầu trời đêm. Chỉ cần hướng mắt lên bầu trời sẽ dễ
dàng nhận thấy 2 đốm sáng nằm sát cạnh nhau. Tuy nhiên, nếu có kính
thiên văn hoặc ống nhòm dân dụng sẽ thấy nó đẹp hơn rất nhiều. Ngoài
ra, cũng trong tháng 11 này, một hiện tượng xuất hiện khá quen thuộc
trong năm là mưa sao băng. Trận mưa sao băng Leonids, có tâm điểm là
chòm sao Leo (Sư tử). Trận mưa sao băng này sẽ đạt cực đại vào rạng
sáng ngày 17/11 này với khoảng 15 - 20 vệt sao băng mỗi giờ. Cũng như
các trận mưa sao băng lớn khác mà chúng ta đã nhắc tới như Perseids,
Orionids, mưa sao băng Leonids năm nay sẽ dễ quan sát nếu thời tiết
cho phép vì Mặt Trăng sẽ không làm loá mắt người quan sát.


Theo Kienthuc
Về Đầu Trang Go down
https://vfu2.forum-viet.com
 

Tháng 11, Việt Nam quan sát trọn vẹn nguyệt thực nửa tối

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Chọn kiểu gõ : Tắt VNI Telex Viqr Tổng hợp
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Vfu2- Forum Sinh Viên Đại Học Lâm Nghiệp - Trảng Bom - Đồng Nai :: TIN TỨC - SỰ KIỆN :: TIN KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ-